Quy trình thực hiện giám định tư pháp đối với di vật của văn phòng giám định tư pháp được quy định ra sao?
- Quy trình thực hiện giám định tư pháp đối với di vật của văn phòng giám định tư pháp được quy định ra sao?
- Văn phòng giám định tư pháp lập hồ sơ giám định tư pháp đối với di vật theo những nội dung nào?
- Trường hợp nào văn phòng giám định tư pháp không được thực hiện giám định tư pháp đối với di vật?
Quy trình thực hiện giám định tư pháp đối với di vật của văn phòng giám định tư pháp được quy định ra sao?
Quy trình thực hiện giám định tư pháp đối với di vật của văn phòng giám định tư pháp được quy định ra sao? (Hình từ Internet)
Theo Điều 5 Thông tư 03/2019/TT-BVHTTDL, Điều 6 Thông tư 03/2019/TT-BVHTTDL, Điều 7 Thông tư 03/2019/TT-BVHTTDL và Điều 8 Thông tư 03/2019/TT-BVHTTDL quy định quy trình thực hiện giám định tư pháp đối với di vật như sau:
Bước 1. Chuẩn bị thực hiện giám định
– Người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp tiến hành nghiên cứu hồ sơ trưng cầu, yêu cầu và các quy định cụ thể của pháp luật về di sản văn hóa để chuẩn bị thực hiện giám định tư pháp. Trường hợp cần làm rõ thêm về nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định, đối tượng giám định tư pháp thì đề nghị người trưng cầu, yêu cầu cung cấp thêm thông tin, tài liệu có liên quan.
– Trường hợp cần thiết, người giám định tư pháp tổ chức lấy kết quả xét nghiệm hoặc kết luận chuyên môn khác trước khi đưa ra đánh giá.
– Tổ chức giám định tư pháp quyết định thực hiện giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật bằng hình thức giám định tập thể. Số lượng người giám định tư pháp phải từ 03 người trở lên.
Quyết định thực hiện giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật thực hiện theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 03/2019/TT-BVHTTDL.
– Tổ chức giám định tư pháp căn cứ vào hồ sơ trưng cầu, yêu cầu giám định để lựa chọn giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc phù hợp, phân công người chịu trách nhiệm điều phối việc thực hiện giám định tư pháp.
Bước 2. Thực hiện giám định
– Người giám định tư pháp xem xét đối tượng giám định để xác định niên đại (tuyệt đối hoặc tương đối) và các giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học. Việc xem xét đối tượng giám định bao gồm một hoặc các nội dung sau đây:
+ Hình dáng, kích thước, chất liệu, thành phần hóa học, màu sắc và hoa văn trang trí, văn tự trên hiện vật;
+ Các dấu hiệu khác có liên quan.
– Đối với đối tượng giám định không thể di chuyển hoặc khó di chuyển, người giám định tư pháp phải tổ chức xem xét đối tượng giám định tại nơi lưu giữ của người yêu cầu, trưng cầu. Việc tổ chức xem xét đối tượng giám định tại nơi lưu giữ của người trưng cầu, yêu cầu phải được lập thành biên bản và được lưu trong hồ sơ giám định.
Biên bản xem xét đối tượng giám định thực hiện theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 03/2019/TT-BVHTTDL.
– Người giám định tư pháp có trách nhiệm ghi nhận kịp thời, đầy đủ, trung thực toàn bộ quá trình giám định, kết quả thực hiện giám định bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ giám định.
Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định thực hiện theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư 07/2014/TT-BVHTTDL.
Bước 3. Kết luận giám định
– Căn cứ kết quả giám định tư pháp, kết quả xét nghiệm hoặc kết luận chuyên môn khác (nếu có) và quy định của pháp luật về di sản văn hóa, người giám định tư pháp kết luận đối tượng giám định là di vật, cổ vật hoặc không phải di vật, cổ vật.
– Trường hợp có đủ căn cứ, người giám định tư pháp có thể kết luận thêm về giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học của di vật, cổ vật.
Kết luận giám định thực hiện theo Mẫu số 04a ban hành kèm theo Thông tư 07/2014/TT-BVHTTDL và Mẫu 04b ban hành kèm theo Thông tư 07/2014/TT-BVHTTDL (được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 01/2022/TT-BVHTTDL).
Bước 4. Bàn giao kết luận giám định
Khi việc thực hiện giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật hoàn thành, người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp có trách nhiệm bàn giao kết luận giám định cho người trưng cầu, yêu cầu giám định.
Biên bản bàn giao kết luận giám định thực hiện theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư 07/2014/TT-BVHTTDL.
Văn phòng giám định tư pháp lập hồ sơ giám định tư pháp đối với di vật theo những nội dung nào?
Theo Điều 9 Thông tư 03/2019/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Lập hồ sơ, lưu giữ hồ sơ giám định
Người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp có trách nhiệm lập hồ sơ giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật Giám định tư pháp và quy định tại Thông tư này.
Việc bảo quản, lưu giữ hồ sơ giám định tư pháp thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Theo đó, căn cứ trên quy định văn phòng giám định tư pháp có trách nhiệm lập hồ sơ giám định tư pháp đối với di vật theo những nội dung quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Giám định tư pháp 2012, cụ thể:
Hồ sơ giám định tư pháp
1. Hồ sơ giám định tư pháp do người thực hiện giám định tư pháp lập bao gồm:
a) Quyết định trưng cầu, văn bản yêu cầu giám định và tài liệu kèm theo (nếu có);
b) Biên bản giao, nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định;
c) Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định;
d) Bản ảnh giám định (nếu có);
đ) Kết luận giám định trước đó hoặc kết quả xét nghiệm, thực nghiệm giám định do người khác thực hiện (nếu có);
e) Tài liệu khác có liên quan đến việc giám định (nếu có);
g) Kết luận giám định tư pháp.
Trường hợp nào văn phòng giám định tư pháp không được thực hiện giám định tư pháp đối với di vật?
Theo khoản 2 Điều 34 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định như sau:
Các trường hợp không được thực hiện giám định tư pháp
1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được thực hiện giám định tư pháp:
a) Thuộc một trong các trường hợp mà pháp luật về tố tụng quy định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi;
b) Được trưng cầu giám định lại về cùng một nội dung trong vụ án, vụ việc mà mình đã thực hiện giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Tổ chức thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được thực hiện giám định tư pháp:
a) Có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, vụ việc theo quy định của pháp luật về tố tụng;
b) Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng tổ chức này có thể không khách quan, vô tư trong khi thực hiện giám định.
Theo đó, nếu thuộc một trong những trường hợp quy định sau đây thì văn phòng giám định tư pháp không được thực hiện giám định tư pháp:
– Có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, vụ việc theo quy định của pháp luật về tố tụng;
– Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng tổ chức này có thể không khách quan, vô tư trong khi thực hiện giám định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?