Quy trình vận hành công trình thủy lợi là gì? Công trình thủy lợi đang khai thác mà chưa có quy trình vận hành thì xử lý thế nào?
Công trình thủy lợi đang khai thác mà chưa có quy trình vận hành công trình thủy lợi thì xử lý thế nào?
Quy trình vận hành công trình thủy lợi được giải thích tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT, được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 1 Thông tư 03/2022/TT-BNNPTNT là văn bản quy định về nguyên tắc, trách nhiệm, tổ chức thực hiện, trình tự vận hành các công trình thủy lợi thuộc hệ thống công trình thủy lợi; đảm bảo hệ thống công trình thủy lợi vận hành an toàn, đúng nhiệm vụ thiết kế, phù hợp với điều kiện nguồn nước và phân phối nước tiết kiệm, hiệu quả, hài hoà lợi ích giữa các nhu cầu sử dụng nước (sau đây gọi là Quy trình vận hành).
Công trình thủy lợi đang khai thác mà chưa có quy trình vận hành công trình thủy lợi thì theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Thủy lợi 2017 như sau:
Quy trình vận hành công trình thủy lợi
1. Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi phải vận hành công trình theo quy trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trách nhiệm lập và điều chỉnh quy trình vận hành công trình thủy lợi được quy định như sau:
a) Chủ đầu tư xây dựng công trình thủy lợi phải lập quy trình vận hành, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trước khi đưa vào khai thác;
b) Đối với công trình thủy lợi đang khai thác mà chưa có quy trình vận hành thì tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi có trách nhiệm lập quy trình vận hành trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Đối với công trình thủy lợi đang khai thác mà quy trình vận hành không còn phù hợp thì tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi có trách nhiệm điều chỉnh quy trình vận hành trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
...
Theo quy định trên, tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi phải vận hành công trình theo quy trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với công trình thủy lợi đang khai thác mà chưa có quy trình vận hành thì tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi có trách nhiệm lập quy trình vận hành trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Quy trình vận hành công trình thủy lợi (Hình từ Internet)
Ai có quyền phê duyệt, công bố công khai quy trình vận hành công trình thủy lợi?
Thẩm quyền phê duyệt, công bố công khai quy trình vận hành công trình thủy lợi được quy định tại khoản 3 Điều 24 Luật Thủy lợi 2017 như sau:
Quy trình vận hành công trình thủy lợi
...
3. Thẩm quyền phê duyệt, công bố công khai quy trình vận hành công trình thủy lợi được quy định như sau:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, công bố công khai quy trình vận hành công trình thủy lợi do Bộ quản lý;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, công bố công khai quy trình vận hành công trình thủy lợi trên địa bàn, trừ công trình được quy định tại điểm a khoản này và khoản 4 Điều này.
4. Đối với công trình thủy lợi nhỏ, tổ chức, cá nhân trực tiếp khai thác phải lập quy trình vận hành và công bố công khai.
5. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, thẩm quyền phê duyệt, công bố công khai quy trình vận hành công trình thủy lợi được quy định như sau:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, công bố công khai quy trình vận hành công trình thủy lợi do Bộ quản lý;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, công bố công khai quy trình vận hành công trình thủy lợi trên địa bàn, trừ công trình thủy lợi do Bộ quản lý và công trình thủy lợi nhỏ, tổ chức, cá nhân trực tiếp khai thác phải lập quy trình vận hành và công bố công khai.
Quy trình vận hành công trình thủy lợi cần đảm bảo các yêu cầu gì?
Quy trình vận hành công trình thủy lợi cần đảm bảo các yêu cầu quy định tại Điều 3 Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT dưới đây:
Yêu cầu về quy trình vận hành công trình thủy lợi
1. Bảo đảm an toàn cho công trình và an toàn cho người, tài sản trong khu vực.
2. Bảo đảm cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thủy lợi theo nhiệm vụ thiết kế của công trình.
3. Phù hợp với quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa có liên quan đến công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
4. Bảo đảm hài hòa các lợi ích, hạn chế tác động bất lợi đến các vùng liên quan; phát huy hiệu quả khai thác tổng hợp, phục vụ đa mục tiêu của công trình thủy lợi.
5. Bảo đảm tính công khai, minh bạch có sự tham gia của tổ chức, cá nhân trong cung cấp, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi.
Theo đó, yêu cầu về quy trình vận hành công trình thủy lợi như sau
- Bảo đảm an toàn cho công trình và an toàn cho người, tài sản trong khu vực.
- Bảo đảm cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thủy lợi theo nhiệm vụ thiết kế của công trình.
- Phù hợp với quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa có liên quan đến công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Bảo đảm hài hòa các lợi ích, hạn chế tác động bất lợi đến các vùng liên quan; phát huy hiệu quả khai thác tổng hợp, phục vụ đa mục tiêu của công trình thủy lợi.
- Bảo đảm tính công khai, minh bạch có sự tham gia của tổ chức, cá nhân trong cung cấp, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?
- 03 trường hợp hợp tác xã ngừng hoạt động cho vay nội bộ? Điều kiện để hợp tác xã thực hiện hoạt động cho vay nội bộ là gì?
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?