Quỹ vì biển đảo Việt Nam hoạt động nhằm thực hiện những mục tiêu gì? Nguồn hình thành Quỹ từ những nguồn nào?
Quỹ vì biển đảo Việt Nam hoạt động nhằm thực hiện những mục tiêu gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 1365/QĐ-TTg năm 2018 quy định như sau:
Tổ chức và hoạt động “Quỹ vì biển, đảo Việt Nam” (sau đây gọi tắt là Quỹ) với các nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu:
a) Tuyên truyền, vận động Nhân dân cả nước và người Việt Nam ở nước ngoài hướng về biển, đảo Việt Nam nói chung, quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 nói riêng; nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các địa phương và Nhân dân trong và ngoài nước về vị trí, vai trò của biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đưa “Nghị quyết về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045” vào cuộc sống, đáp ứng yêu cầu xã hội hóa nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc trong tình hình mới.
b) Huy động mọi nguồn lực, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, của cộng đồng xã hội tham gia nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Tuyên truyền, vận động các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tự nguyện hỗ trợ vật chất, tài chính, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của quân và dân trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc.
2. Yêu cầu:
a) Tổ chức các phong trào vận động các ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, các thành phần kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước tham gia ủng hộ, đóng góp xây dựng Quỹ.
b) “Quỹ vì biển, đảo Việt Nam” là nguồn kinh phí huy động tự nguyện (không bắt buộc) đóng góp, hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của quân và dân trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc, trong đó ưu tiên tập trung cho các địa bàn trọng điểm, chiến lược, nhất là huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1.
...
Theo quy định trên, mục tiêu hoạt động của Quỹ vì biển đảo Việt Nam như sau:
- Tuyên truyền, vận động Nhân dân cả nước và người Việt Nam ở nước ngoài hướng về biển, đảo Việt Nam nói chung, quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 nói riêng;
- Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các địa phương và Nhân dân trong và ngoài nước về vị trí, vai trò của biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đưa “Nghị quyết về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045” vào cuộc sống, đáp ứng yêu cầu xã hội hóa nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc trong tình hình mới.
- Huy động mọi nguồn lực, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, của cộng đồng xã hội tham gia nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
- Tuyên truyền, vận động các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tự nguyện hỗ trợ vật chất, tài chính, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của quân và dân trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc.
Quỹ vì biển đảo Việt Nam (Hình từ Internet)
Nguồn hình thành Quỹ vì biển đảo Việt Nam từ những nguồn nào?
Theo khoản 3 Điều 1 Quyết định 1365/QĐ-TTg năm 2018 quy định như sau:
Tổ chức và hoạt động “Quỹ vì biển, đảo Việt Nam” (sau đây gọi tắt là Quỹ) với các nội dung chủ yếu sau:
...
3. Nguồn hình thành Quỹ:
a) Tiếp nhận toàn bộ số Quỹ còn lại của “Quỹ vì Trường Sa thân yêu” chuyển sang.
b) Huy động tự nguyện ủng hộ, đóng góp xây dựng Quỹ của:
- Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế;
- Các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nước.
4. Nội dung chi:
Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của quân, dân các vùng biển, đảo của Tổ quốc, do Ban Chỉ đạo Quỹ quyết định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
...
Như vậy, có những nguồn hình thành Quỹ vì biển đảo Việt Nam sau:
- Tiếp nhận toàn bộ số Quỹ còn lại của “Quỹ vì Trường Sa thân yêu” chuyển sang.
- Huy động tự nguyện ủng hộ, đóng góp xây dựng Quỹ của:
+ Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế;
+ Các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Quỹ vì biển đảo Việt Nam chi cho việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của quân, dân các vùng biển, đảo của Tổ quốc, do Ban Chỉ đạo Quỹ quyết định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Quỹ vì biển đảo Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc gì?
Theo khoản 5 Điều 1 Quyết định 1365/QĐ-TTg năm 2018 quy định như sau:
Tổ chức và hoạt động “Quỹ vì biển, đảo Việt Nam” (sau đây gọi tắt là Quỹ) với các nội dung chủ yếu sau:
...
5. Nguyên tắc hoạt động:
a) Quỹ thành lập và hoạt động phi lợi nhuận.
b) Quỹ hoạt động theo quy định của pháp luật và cơ quan có thẩm quyền.
c) Phải thực hiện thu, chi Quỹ công khai, minh bạch (về tài chính, tài sản) theo quy định của pháp luật.
d) Quỹ có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước.
Theo đó, nguyên tắc hoạt động Quỹ vì biển đảo Việt Nam như sau:
- Quỹ thành lập và hoạt động phi lợi nhuận.
- Quỹ hoạt động theo quy định của pháp luật và cơ quan có thẩm quyền.
- Phải thực hiện thu, chi Quỹ công khai, minh bạch (về tài chính, tài sản) theo quy định của pháp luật.
- Quỹ có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?