Quyền được chăm sóc y tế của người bị tạm giữ hình sự quy định ra sao? Người bị tạm giữ được hưởng chế độ chăm sóc y tế như thế nào?

Cho anh hỏi là quyền được chăm sóc y tế của người bị tạm giữ hình sự quy định ra sao? Người bị tạm giữ được hưởng chế độ chăm sóc y tế như thế nào? - Câu hỏi của anh Minh Cường đến từ Thành phố Cần Thơ

Quyền được chăm sóc y tế của người bị tạm giữ hình sự quy định ra sao?

Căn cứ vào Điều 9 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về các quyền của người bị tạm giữ hình sự như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có các quyền sau đây:
a) Được bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến các quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy của cơ sở giam giữ;
b) Được thực hiện quyền bầu cử theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân;
c) Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế, sinh hoạt tinh thần, gửi, nhận thư, nhận quà, nhận sách, báo, tài liệu;
d) Được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự;
đ) Được hướng dẫn, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa, trợ giúp pháp lý;
e) Được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự;
g) Được yêu cầu trả tự do khi hết thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giam;
h) Được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật;
i) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nếu bị giam, giữ trái pháp luật;
k) Được hưởng các quyền khác của công dân nếu không bị hạn chế bởi Luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp các quyền đó không thể thực hiện được do họ đang bị tạm giữ, tạm giam.
...

Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 14 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định như sau:

Cơ cấu, tổ chức của nhà tạm giữ, trại tạm giam
1. Nhà tạm giữ được tổ chức như sau:
a) Nhà tạm giữ có buồng tạm giữ, buồng tạm giam, buồng kỷ luật, buồng quản lý phạm nhân; có các công trình phục vụ việc quản lý giam giữ, hoạt động tố tụng hình sự. Tùy quy mô giam giữ, nhà tạm giữ có thể có các công trình phục vụ sinh hoạt, chăm sóc y tế, giáo dục người bị tạm giữ, người bị tạm giam, thi hành án phạt tù; có các công trình làm việc, sinh hoạt của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức công tác tại nhà tạm giữ;
...

Như vậy, người bị tạm giữ được bảo đảm các quyền nêu trên, trong đó có quyền được chăm sóc y tế.

Và để bảo đảm quyền được chăm sóc y tế của người bị tạm giữ thì nhà tạm giữ hay cơ sở giam giữ phải có các công trình phục vụ chăm sóc y tế với người bị tạm giữ theo quy định trên.

Người bị tạm giữ được hưởng chế độ chăm sóc y tế như thế nào?

Người bị tạm giữ được hưởng chế độ chăm sóc y tế như thế nào?

(Hình từ Internet)

Người bị tạm giữ được hưởng chế độ chăm sóc y tế như thế nào?

Căn cứ vào Điều 30 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về chế độ chăm sóc y tế đối với người bị tạm giữ như sau:

Người bị tạm giữ được hưởng chế độ chăm sóc y tế như sau:

- Người bị tạm giữ được hưởng chế độ khám bệnh, chữa bệnh, phòng, chống dịch bệnh.

- Trường hợp người bị tạm giữ bị ốm đau, bệnh tật, thương tích thì được khám và điều trị tại cơ sở y tế của cơ sở giam giữ.

- Nếu người bị tạm giữ bị bệnh nặng hoặc thương tích vượt quá khả năng của cơ sở giam giữ thì được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp huyện, cấp tỉnh, bệnh viện quân đội hoặc bệnh viện trung ương khám, điều trị. Cơ sở giam giữ phải thông báo cho thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người đó biết để phối hợp chăm sóc, điều trị.

- Chế độ ăn, sử dụng thuốc, bồi dưỡng do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định. Người bị tạm giữ được nhận thuốc chữa bệnh từ thân nhân và phải có đơn thuốc của thầy thuốc, chịu sự kiểm tra của cơ sở giam giữ.

- Đối với người bị tạm giữ có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì cơ sở giam giữ yêu cầu cơ quan đang thụ lý vụ án trưng cầu giám định pháp y tâm thần.

Khi có quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan đang thụ lý vụ án phối hợp với cơ sở giam giữ đưa người bị tạm giữ đến cơ sở chữa bệnh nêu trong quyết định.

- Kinh phí khám bệnh, chữa bệnh, phòng, chống dịch bệnh cho người bị tạm giữ do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của Chính phủ.

- Trường hợp người bị tạm giữ có chế độ bảo hiểm y tế thì được hưởng chế độ khám chữa bệnh theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

Kinh phí chăm sóc y tế cho người bị tạm giữ được quy định ra sao?

Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 120/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật thi hành tạm giữ, tạm giam quy định về kinh phí chăm sóc y tế cho người bị tạm giữ như sau:

Kinh phí khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc y tế và phòng chống dịch bệnh cho người bị tạm giữ

- Tiền thuốc chữa bệnh thông thường cho người bị tạm giữ được cấp tương đương 03 kg gạo tẻ/người/tháng.

- Kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho người bị tạm giữ căn cứ theo mức độ nặng, nhẹ của bệnh tật và được thanh toán theo định mức chế độ bảo hiểm y tế.

- Trường hợp người bị tạm giữ mắc bệnh nặng, kinh phí điều trị vượt quá định mức chi trả theo quy định của bảo hiểm y tế sẽ do ngân sách nhà nước bảo đảm, trừ trường hợp thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam tự nguyện chi trả kinh phí điều trị bệnh.

- Cơ sở giam giữ có trách nhiệm thanh toán chi phí thực tế trong việc khám bệnh, chữa bệnh cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam tại bệnh xá, bệnh viện trong cơ sở giam giữ và các cơ sở y tế của Nhà nước.

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước có trách nhiệm phối hợp với các cơ sở giam giữ trên địa bàn, tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam; xây dựng hoặc bố trí khu, buồng riêng để khám bệnh, chữa bệnh cho người bị tạm giữ, phòng trực của cán bộ quản lý phù hợp với điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Người bị tạm giữ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính là người nước ngoài thì người ra quyết định tạm giữ phải báo cáo việc tạm giữ với ai?
Pháp luật
Người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính không được đưa vào nơi tạm giữ những phương tiện, vật dụng nào?
Pháp luật
Người bị tạm giữ đã được thả tự do thì cơ quan tạm giữ có được tiếp tục giữ Căn cước công dân của người này với lý do vụ án chưa giải quyết xong không?
Pháp luật
Có bao nhiêu trường hợp được tạm giữ người theo thủ tục hành chính? Trình tự, thủ tục thực hiện thế nào?
Pháp luật
Người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính chết trong thời gian tạm giữ thì có phải lập biên bản không?
Pháp luật
Thân nhân không nhận thi thể người bị tạm giữ, tạm giam chết trong cơ sở giam giữ thì giải quyết như thế nào?
Pháp luật
Khi có yêu cầu làm việc với người bị tạm giữ tại cơ sở giam giữ thì người có thẩm quyền tiến hành tố tụng được phân công giải quyết vụ án phải xuất trình giấy tờ gì?
Pháp luật
Thanh toán tiền khám bệnh, chữa bệnh đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam do cơ quan nào chi trả?
Pháp luật
Chế độ ăn ở của người bị tạm giữ trong vụ án hình sự được quy định như thế nào? Người bị tạm giữ có thể nhận đồ ăn từ người thân không?
Pháp luật
Người thiếu trách nhiệm trong việc canh gác người bị tạm giữ để người đó bỏ trốn thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng thì bị phạt bao nhiêu năm tù?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người bị tạm giữ
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
2,620 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người bị tạm giữ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào