Quyền hạn của Viện kiểm sát trong vụ án hình sự mang tính quốc tế được thực hiện theo quy định nào?
- Quyền hạn của Viện kiểm sát trong vụ án hình sự mang tính quốc tế được thực hiện theo quy định nào?
- Nếu Việt Nam có yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về hình sự thì Viện kiểm sát có trách nhiệm gì?
- Khi có yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự của nước ngoài được chuyển đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì Viện kiểm sát có bắt buộc thực hiện không?
Quyền hạn của Viện kiểm sát trong vụ án hình sự mang tính quốc tế được thực hiện theo quy định nào?
Quyền hạn của Viện kiểm sát trong vụ án hình sự mang tính quốc tế được thực hiện theo quy định nào? (hình từ Internet)
Căn cứ Điều 78 Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trình tự, thủ tục hợp tác quốc tế trong giai đoạn khởi tố, điều tra và truy tố như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn, trình tự, thủ tục hợp tác quốc tế trong giai đoạn khởi tố, điều tra và truy tố
Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Viện kiểm sát; phạm vi, trình tự, thủ tục hợp tác quốc tế trong giai đoạn khởi tố, điều tra và truy tố thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại, theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, pháp luật về tương trợ tư pháp, quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan, Quy chế này và quy định khác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Theo quy định này, quyền hạn của Viện kiểm sát trong vụ án hình sự mang tính quốc tế được thực hiện theo:
- Quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại;
- Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành, pháp luật về tương trợ tư pháp;
- Các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan;
- Quy chế hợp tác quốc tế về tố tụng hình sự và quy định khác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Nếu Việt Nam có yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về hình sự thì Viện kiểm sát có trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 79 Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định như sau:
Yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về hình sự
Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, nếu thấy cần thiết, Viện kiểm sát đang thụ lý vụ án tự mình hoặc yêu cầu Cơ quan điều tra lập hồ sơ ủy thác tư pháp về hình sự, chuyển cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đề nghị thực hiện.
Hồ sơ ủy thác tư pháp gửi đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao (qua Vụ Hợp tác quốc tế và Tương trợ tư pháp về hình sự) để kiểm tra tính hợp lệ và xem xét, quyết định việc chuyển cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài để thực hiện.
Theo quy định này, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự mang tính quốc tế, nếu thấy cần thiết, Viện kiểm sát đang thụ lý vụ án tự mình hoặc yêu cầu Cơ quan điều tra lập hồ sơ ủy thác tư pháp về hình sự, chuyển cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đề nghị thực hiện.
Hồ sơ ủy thác tư pháp quốc tế của Viện kiểm sát cấp dưới phải gửi đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông qua Vụ Hợp tác quốc tế và Tương trợ tư pháp về hình sự để kiểm tra tính hợp lệ và xem xét, quyết định việc chuyển cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài để thực hiện.
Khi có yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự của nước ngoài được chuyển đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì Viện kiểm sát có bắt buộc thực hiện không?
Căn cứ Điều 80 Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định về việc giải quyết yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự của nước ngoài như sau:
Giải quyết yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự của nước ngoài
1. Yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự của nước ngoài được chuyển đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao (qua Vụ Hợp tác quốc tế và Tương trợ tư pháp về hình sự) để kiểm tra tính hợp lệ và xem xét quyết định việc thực hiện, từ chối hoặc hoãn thực hiện. Trường hợp quyết định việc thực hiện, Vụ Hợp tác quốc tế và Tương trợ tư pháp về hình sự chuyển yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự của nước ngoài cho cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền để thực hiện.
2. Trường hợp xét thấy cần thiết, cơ quan thực hiện tương trợ tư pháp hình sự đề nghị nước ngoài bổ sung hoặc làm rõ thông tin liên quan đến yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự. Văn bản đề nghị bổ sung hoặc làm rõ thông tin và kết quả trả lời được gửi đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao (qua Vụ Hợp tác quốc tế và Tương trợ tư pháp về hình sự).
3. Cơ quan thực hiện yêu cầu chuyển kết quả tương trợ tư pháp hình sự cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao (qua Vụ Hợp tác quốc tế và Tương trợ tư pháp về hình sự) để làm thủ tục chuyển cho nước ngoài.
Theo đó, khi có yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự của nước ngoài được chuyển đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì thông qua Vụ Hợp tác quốc tế và Tương trợ tư pháp về hình sự để kiểm tra tính hợp lệ và xem xét quyết định việc thực hiện, từ chối hoặc hoãn thực hiện.
Như vậy, Viện kiểm sát nhân dân tối cao không bắt buộc thực hiện việc hỗ trợ tư pháp quốc tế mà sẽ kiểm tra tính hợp lệ của vụ án để quyế định sẽ thực hiện, từ chối hoặc hoãn thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?