Quyền khai thác khoáng sản có được sử dụng làm tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự hiện nay không?
- Quyền khai thác khoáng sản có được sử dụng làm tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự hiện nay không?
- Khi bên bảo đảm không thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán thì tài sản bảo đảm là quyền khai thác khoáng sản được xử lý dựa trên nguyên tắc gì?
- Hồ sơ chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản sau khi tiến hành xử lý tài sản bảo đảm là quyền khai thác khoáng sản được quy định như thế nào?
Quyền khai thác khoáng sản có được sử dụng làm tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự hiện nay không?
Quyền khai thác khoáng sản có được sử dụng làm tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự hiện nay không? (hình từ Internet)
Căn cứ Điều 16 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên
Chủ thể có quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật liên quan được dùng quyền khai thác khoáng sản; sản phẩm của rừng tự nhiên, trừ động vật; hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật biển; tài nguyên nước, bao gồm nước mặt, nước biển và nước dưới đất, trừ nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp; yến sào thiên nhiên; quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên khác trị giá được bằng tiền để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Việc dùng quyền khai thác khoáng sản, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên khác để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ quy định tại Điều này phải phù hợp với quy định của pháp luật về khoáng sản, pháp luật về tài nguyên thiên nhiên khác.
Chiếu theo quy định này, chủ thể có quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật liên quan được dùng quyền khai thác khoáng sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong giao dịch dân sự.
Theo thông tin bạn cung cấp, doanh nghiệp của bạn hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản và đã được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản do đó bạn được quyền sử dụng quyền khai thác khoáng sản làm tài sản thế chấp.
Tuy nhiên bạn cần lưu ý việc sử dụng quyền khai thác khoáng sản làm tài sản thế chấp phải nhận được sự đồng thuận của bên cho vay.
Khi bên bảo đảm không thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán thì tài sản bảo đảm là quyền khai thác khoáng sản được xử lý dựa trên nguyên tắc gì?
Theo Điều 49 Nghị định 21/2021/NĐ-CP nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm là quyền khai thác khoáng sản cần đảm bảo:
(1) Việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện đúng với thỏa thuận của các bên, quy định của Nghị định này và pháp luật liên quan.
- Trường hợp tài sản bảo đảm là quyền khai thác khoáng sản, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên khác thì việc xử lý tài sản bảo đảm phải phù hợp theo quy định của pháp luật về khoáng sản, pháp luật về tài nguyên thiên nhiên khác và pháp luật có liên quan.
(2) Bên nhận bảo đảm thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm trên cơ sở thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm thì không cần có văn bản ủy quyền hoặc văn bản đồng ý của bên bảo đảm.
(3) Trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định tài sản đang dùng để bảo đảm phải xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác thì tài sản này được xử lý theo quy định đó.
(4) Việc bên nhận bảo đảm xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không phải là hoạt động kinh doanh tài sản của bên nhận bảo đảm.
Hồ sơ chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản sau khi tiến hành xử lý tài sản bảo đảm là quyền khai thác khoáng sản được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 51 Nghị định 158/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản được lập thành 01 bộ, theo hình thức sau:
(1) Bản chính: Đơn đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản;
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản, kèm theo bản kê giá trị tài sản chuyển nhượng;
- Bản đồ hiện trạng khai thác mỏ tại thời điểm đề nghị chuyển nhượng;
- Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản đến thời điểm đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản;
(2) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu: Các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, đ và điểm g khoản 2 Điều 55 Luật Khoáng sản 2010 tính đến thời điểm chuyển nhượng của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng;
(3) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của Giấy đăng ký hoạt động kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng;
Giấy đăng ký đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng là doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài).
Tải về mẫu đơn chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Công trình xây dựng là gì? Xây dựng công trình không tuân thủ tiêu chuẩn là hành vi vi phạm pháp luật trong xây dựng?
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?