Quyền lợi của người lao động trong thời gian đình công được quy định như thế nào? Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong, trước và sau đình công?

Công ty tôi vừa kết thúc đình công và bắt đầu làm việc lại từ thứ 5, do đơn hàng gấp nên Ban Giám đốc công ty tôi muốn bố trí cho công nhân làm việc vào ngày chủ nhật này và coi ngày thứ tư đình công vừa rồi là ngày nghỉ bù. Tuy nhiên công tôi vẫn trả lương ngày chủ nhật cho công nhân 200%. Nhưng theo như tôi biết thì khoản 2 Điều 111 của Luật lao động có ghi "Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động". Vậy trong trường hợp công ty tôi không ghi vào trong nội quy lao động thì cách làm trên của công ty tôi có sai luật không? Bên cạnh đó tôi cũng muốn được tư vấn về hoạt động nào trái pháp luật trong đình công. Mong được tư vấn! Cám ơn!

Nghỉ hằng tuần được quy định như thế nào?

Theo Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 thì việc nghỉ hằng tuần được quy định như sau:

- Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.

- Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.

- Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Như vậy, việc nghỉ hằng tuần phải được xây dựng cố định và ghi vào nội quy lao động. Không thể muốn thay đổi ngày nghỉ hàng tuần lúc nào thì thay đổi. Hơn nữa, việc bố trí ngày nghỉ hàng tuần và việc bố trí ngày nghỉ bù là 2 việc khác nhau (ngày nghỉ hàng tuần và ngày nghỉ bù là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau), công ty của bạn không thể lập luận coi ngày nghỉ bù là ngày nghỉ hàng tuần và ghi vào trong nội quy.

Quyền lợi của người lao động trong thời gian đình công được quy định như thế nào? Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong, trước và sau đình công?

Quyền lợi của người lao động trong thời gian đình công được quy định như thế nào? Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong, trước và sau đình công?

Nghỉ bù được hiểu ra sao?

Nghỉ bù được hiểu là bố trí nghỉ cho người lao động vì họ đã không được nghỉ (vào ngày mà họ đáng lẽ được nghỉ). Nói cách khác, ngày nghỉ bù về nguyên tắc phải là ngày sau ngày làm thêm, không phải quy định lùi về trước (lấy ngày công nhân dùng để đình công để làm ngày nghỉ bù).

Trường hợp nghỉ trước làm sau như các công ty hay làm thì được gọi là làm bù hay hoán chuyển ngày làm việc. Chế độ tiền lương cho người lao động trong những ngày này thực tế vẫn chi trả như việc nghỉ bù nhưng để bố trí việc này thì người sử dụng lao động phải thương lượng với người lao động để thực hiện (không có quy định về làm bù trong Bộ Luật lao động 2019). Trường hợp công ty tự quyết định là trái với quy định.

Quyền lợi của người lao động trong thời gian đình công được quy định như thế nào?

Theo Điều 207 Bộ luật Lao động 2019 thì tiền lương và các quyền lợi hợp pháp khác của người lao động trong thời gian đình công được quy định như sau:

"Điều 207. Tiền lương và các quyền lợi hợp pháp khác của người lao động trong thời gian đình công
1. Người lao động không tham gia đình công nhưng phải ngừng việc vì lý do đình công thì được trả lương ngừng việc theo quy định tại khoản 2 Điều 99 của Bộ luật này và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về lao động.
2. Người lao động tham gia đình công không được trả lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác."

Theo quy định này, quyền lợi của người lao động trong thời gian đình công sẽ phân làm 2 nhóm:

- Nhóm bị nghỉ vì người lao động khác đình công (không tham gia đình công): được hưởng lương ngừng việc và các chế độ khác.

- Nhóm tham gia đình công: không được trả lương trừ khi có thỏa thuận khác.

Như vậy, với cách áp dụng của công ty chị thì gần như chỉ có thể thực hiện (có thể thương lượng được) với người lao động tham gia đình công (vì những ngày này họ không được hưởng lương, nếu thực hiện như cách công ty chị nêu thì họ sẽ vẫn được hưởng lương của ngày này). Với người lao động không tham gia đình công thì việc sắp xếp này đã xâm phạm quyền lợi của họ (thay vì được hưởng lương ngừng việc và hưởng lương làm việc ngày nghỉ hàng tuần thì lại chỉ được hưởng lương ngày làm việc bình thường và phần chênh lệch lương làm thêm trong ngày nghỉ hàng tuần).

Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong, trước và sau đình công?

Theo Điều 208 Bộ luật Lao động 2019 thì các hành vi dưới đây bị nghiêm cấm trước, trong và sau khi đình công

- Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc.

- Dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động.

- Xâm phạm trật tự, an toàn công cộng.

- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm công việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công.

- Trù dập, trả thù người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công.

- Lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Đình công
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Lấy ý kiến về đình công được quy định như thế nào?
Pháp luật
Công ty có được đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong thời gian đình công không? Trường hợp cấm đóng cửa tạm thời nơi làm việc?
Pháp luật
Người thực hiện đình công là ai? Hủy hoại tài sản của người sử dụng lao động là hành vi bị nghiêm cấm khi đình công?
Pháp luật
Công ty không trả lương cho những người lao động không tham gia đình công nhưng phải ngừng việc vì đình công thì có bị xử phạt hay không?
Pháp luật
Doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp nào không được đình công? Mục đích của việc đình công là gì?
Pháp luật
Đình công là gì? Tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức đình công mà không cần lấy ý kiến người lao động có được không?
Pháp luật
Chủ tịch UBND cấp tỉnh ra quyết định tạm hoãn đình công trong trường hợp nào? Thời hạn ra quyết định hoãn đình công là bao lâu?
Pháp luật
Người sử dụng lao động có được điều động người lao động sang làm công việc khác khi họ chuẩn bị tham gia đình công không?
Pháp luật
Người lao động tham gia đình công bất hợp pháp thì có phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động không?
Pháp luật
Công ty có được quyền đóng cửa tạm thời nơi làm việc trước thời điểm bắt đầu đình công hay không?
Pháp luật
Hủy hoại tài sản của công ty khi tham gia đình công thì người lao động bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đình công
2,502 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đình công

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đình công

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào