Quyền truy đòi trong giao dịch bán khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính được hiểu như thế nào?
- Quyền truy đòi trong giao dịch bán khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính được hiểu như thế nào?
- Khi bán khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính có quyền truy đòi thì bên bán có tiếp tục tính dư nợ không?
- Khi bán khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính có quyền truy đòi thì bên bán xử lý phần chênh lệch giữa giá bán và giá trị ghi sổ thế nào?
Quyền truy đòi trong giao dịch bán khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính được hiểu như thế nào?
Theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Thông tư 20/2017/TT-NHNN về quyền truy đòi trong giao dịch bán khoản phải thu như sau:
Quyền truy đòi trong giao dịch bán khoản phải thu (sau đây gọi tắt là quyền truy đòi) là quyền theo thỏa thuận cho phép bên mua yêu cầu bên bán thực hiện nghĩa vụ trả tiền đối với bên mua trong trường hợp bên thuê tài chính không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán tiền thuê theo hợp đồng cho thuê tài chính.
Theo đó, quyền truy đòi trong giao dịch bán khoản phải thu là quyền theo thỏa thuận cho phép bên mua yêu cầu bên bán thực hiện nghĩa vụ trả tiền đối với bên mua trong trường hợp bên thuê tài chính không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán tiền thuê theo hợp đồng cho thuê tài chính.
Hợp đồng cho thuê tài chính (Hình từ Internet)
Khi bán khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính có quyền truy đòi thì bên bán có tiếp tục tính dư nợ không?
Căn cứ khoản 8 Điều 7 Thông tư 20/2017/TT-NHNN quy định về nguyên tắc bán khoản phải thu như sau:
Nguyên tắc bán khoản phải thu
...
8. Trường hợp bán khoản phải thu có quyền truy đòi, bên bán tiếp tục tính dư nợ cho thuê tài chính vào tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với bên thuê tài chính. Trường hợp bán khoản phải thu không có quyền truy đòi, bên mua là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tính số tiền mua khoản phải thu vào tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với bên thuê tài chính.
...
Theo quy định trên, khi bán khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính có quyền truy đòi thì bên bán tiếp tục tính dư nợ cho thuê tài chính vào tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với bên thuê tài chính.
Khi bán khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính có quyền truy đòi thì bên bán xử lý phần chênh lệch giữa giá bán và giá trị ghi sổ thế nào?
Theo Điều 12 Thông tư 20/2017/TT-NHNN quy định về xử lý tài chính, hạch toán kế toán, báo cáo thống kê như sau:
Xử lý tài chính, hạch toán kế toán, báo cáo thống kê
1. Công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính thực hiện việc hạch toán kế toán, báo cáo thống kê đối với nghiệp vụ bán khoản phải thu theo quy định của pháp luật hiện hành về chế độ hạch toán kế toán và báo cáo thống kê của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Trường hợp bán khoản phải thu không có quyền truy đòi, bên bán xử lý phần chênh lệch giữa giá bán và giá trị ghi sổ của khoản phải thu như sau:
a) Trường hợp giá bán cao hơn giá trị ghi sổ đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán của khoản phải thu thì phần chênh lệch cao hơn được hạch toán vào thu nhập trong năm tài chính của bên bán;
b) Trường hợp giá bán thấp hơn giá trị ghi sổ đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán của khoản phải thu thì phần chênh lệch thấp hơn được bù đắp từ tiền bồi thường của cá nhân, tập thể (trong trường hợp tổn thất đã được xác định do cá nhân, tập thể gây ra và phải bồi thường theo quy định), tiền bảo hiểm của tổ chức bảo hiểm và số tiền dự phòng cụ thể đã được trích lập trong chi phí của khoản phải thu đó; phần còn thiếu được hạch toán vào chi phí của bên bán trong kỳ.
3. Trường hợp bán khoản phải thu có quyền truy đòi, bên bán xử lý phần chênh lệch giữa giá bán và giá trị ghi sổ của khoản phải thu như sau:
a) Trường hợp giá bán cao hơn giá trị ghi sổ đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán của khoản phải thu thì phần chênh lệch cao hơn được hạch toán vào thu nhập của bên bán sau khi kết thúc thời hạn truy đòi theo hợp đồng bán khoản phải thu;
b) Trường hợp giá bán khoản phải thu thấp hơn giá trị ghi sổ đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán của khoản phải thu thì phần chênh lệch thấp hơn được bù đắp từ tiền bồi thường của cá nhân, tập thể (trong trường hợp tổn thất đã được xác định do cá nhân, tập thể gây ra và phải bồi thường theo quy định), tiền bảo hiểm của tổ chức bảo hiểm và số tiền dự phòng cụ thể đã được trích lập trong chi phí của khoản phải thu đó; phần còn thiếu được hạch toán vào chi phí của bên bán trong kỳ.
Như vậy, khi bán khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính có quyền truy đòi thì bên bán xử lý phần chênh lệch giữa giá bán và giá trị ghi sổ như sau:
+ Trường hợp giá bán cao hơn giá trị ghi sổ đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán của khoản phải thu thì phần chênh lệch cao hơn được hạch toán vào thu nhập của bên bán sau khi kết thúc thời hạn truy đòi theo hợp đồng bán khoản phải thu.
+ Trường hợp giá bán khoản phải thu thấp hơn giá trị ghi sổ đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán của khoản phải thu thì phần chênh lệch thấp hơn được bù đắp từ tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, tiền bảo hiểm của tổ chức bảo hiểm và số tiền dự phòng cụ thể đã được trích lập trong chi phí của khoản phải thu đó. Phần còn thiếu được hạch toán vào chi phí của bên bán trong kỳ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?