Quyền yêu cầu cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm được quy định ra sao? Phương thức yêu cầu cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm như thế nào?
Quyền yêu cầu cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm được quy định ra sao?
Tại Điều 59 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về quyền yêu cầu cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm như sau:
"Điều 59. Quyền yêu cầu cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm
1. Cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình có quyền tìm hiểu hoặc yêu cầu cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm được lưu giữ trong số đăng ký, cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm và Hệ thống dữ liệu quốc gia về biện pháp bảo đảm.
2. Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm để phục vụ hoạt động chuyên môn thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý của cơ quan mình. Việc tìm hiểu thông tin trong trường hợp này không phải trả phí cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật."
Phương thức yêu cầu cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm như thế nào?
Căn cứ Điều 60 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về phương thức yêu cầu cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm như sau:
"Điều 60. Phương thức yêu cầu cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm
Khi có nhu cầu tìm hiểu thông tin về biện pháp bảo đảm, cá nhân, pháp nhân hộ gia đình và các cơ quan quy định tại khoản 2 Điều 59 của Nghị định này gửi phiếu yêu cầu cung cấp thông tin đến cơ quan đăng ký có thẩm quyền theo một trong các phương thức quy định tại Điều 13 của Nghị định này."
Như vậy, khi có nhu cầu tìm hiểu thông tin về biện pháp bảo đảm, cá nhân, pháp nhân hộ gia đình và các cơ quan theo quy định pháp luật thì gửi phiếu yêu cầu cung cấp thông tin đến cơ quan đăng ký có thẩm quyền theo một trong các phương thức sau:
- Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;
- Nộp trực tiếp;
- Qua đường bưu điện;
- Qua thư điện tử trong trường hợp người yêu cầu đăng ký đã được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.
Quyền yêu cầu cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm được quy định ra sao?
Từ chối cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm trong trường hợp nào?
Theo Điều 61 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về trường hợp từ chối cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm như sau:
(1) Cơ quan đăng ký từ chối cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm khi có một trong các căn cứ sau đây:
- Yêu cầu cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm không đúng thẩm quyền;
- Kê khai phiếu yêu cầu cung cấp thông tin không đúng quy định của pháp luật;
- Người yêu cầu cung cấp thông tin không nộp phí cung, cấp thông tin, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 59 của Nghị định này và trường hợp cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình tự tra cứu thông tin trực tuyến về biện pháp bảo đảm mà không yêu cầu cấp văn bản chứng nhận nội dung đăng ký biện pháp bảo đảm có xác nhận của cơ quan đăng ký.
(2) Trường hợp có căn cứ từ chối cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này, thì người tiếp nhận hồ sơ phải lập văn bản từ chối trong đó nêu rõ lý do từ chối và hướng dẫn thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
(3) Việc từ chối được thực hiện trong ngày nhận hồ sơ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì việc từ chối được thực hiện trong ngày làm việc tiếp theo.
Thủ tục cung cấp thông tin được thực hiện ra sao?
Tại Điều 62 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về thủ tục cung cấp thông tin như sau:
"Điều 62. Thủ tục cung cấp thông tin
Sau khi nhận phiếu yêu cầu cung cấp thông tin hợp lệ, người thực hiện đăng ký tra cứu thông tin trong sổ đăng ký hoặc cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm; cung cấp thông tin bằng văn bản cho người yêu cầu trong thời hạn quy định tại Điều 16 của Nghị định này và trả kết quả theo một trong các phương thức quy định tại Điều 17 của Nghị định này."
Dẫn chiếu đến Điều 16 và Điều 17 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về thời hạn và phương thức trả kết quả như sau:
(1) Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm
- Cơ quan đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm có trách nhiệm giải quyết hồ sơ đăng ký, cung cấp thông tin trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký, cung cấp thông tin ngay trong ngày làm việc tiếp theo; trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ, thì cũng không quá 03 ngày làm việc.
- Trường hợp nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, thì thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký được tính từ ngày Văn phòng đăng ký đất đai nhận hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc do Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa chuyển đến.
- Thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này được tính từ ngày cơ quan đăng ký nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ.
(2) Trả kết quả đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm
Kết quả đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm được cơ quan đăng ký trả cho người yêu cầu đăng ký theo một trong các phương thức sau đây:
- Trực tiếp tại cơ quan đăng ký.
Trường hợp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã, thì Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho người yêu cầu đăng ký;
- Qua đường bưu điện;
- Phương thức khác do cơ quan đăng ký và người yêu cầu đăng ký thỏa thuận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm cảm xúc về một câu chuyện lớp 5? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?