Quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Tài chính của Thủ tướng Chính phủ có phải văn bản quy phạm pháp luật không?
- Quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Tài chính của Thủ tướng Chính phủ có phải văn bản quy phạm pháp luật không?
- Thứ trưởng Bộ Tài chính có phải là thành viên Chính phủ?
- Ai quyết định việc cử Thứ trưởng Bộ Tài chính đi công tác nước ngoài?
- Thứ trưởng Bộ Tài chính báo cáo cho Bộ trưởng Bộ Tài chính những nội dung nào?
Quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Tài chính của Thủ tướng Chính phủ có phải văn bản quy phạm pháp luật không?
Quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Tài chính của Thủ tướng Chính phủ có phải văn bản quy phạm pháp luật không, thì theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 3 Nghị định 34/2016/NĐ-CP như sau:
Xác định văn bản quy phạm pháp luật
1. Văn bản quy phạm pháp luật phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về nội dung, thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật.
2. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ không phải là văn bản quy phạm pháp luật trong các trường hợp sau:
a) Phê duyệt chiến lược, chương trình, đề án, dự án, kế hoạch;
b) Giao chỉ tiêu kinh tế - xã hội cho cơ quan, đơn vị;
c) Thành lập trường đại học; thành lập các ban chỉ đạo, hội đồng, ủy ban để thực hiện nhiệm vụ trong một thời gian xác định;
d) Khen thưởng, kỷ luật, điều động công tác;
đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, tạm đình chỉ công tác cán bộ, công chức;
e) Các quyết định khác không có nội dung quy định tại Điều 20 của Luật.
3. Nghị quyết do Hội đồng nhân dân và quyết định do Ủy ban nhân dân ban hành không phải là văn bản quy phạm pháp luật trong các trường hợp sau:
a) Nghị quyết miễn nhiệm, bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân và các chức vụ khác;
b) Nghị quyết phê chuẩn kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và bầu các chức vụ khác;
c) Nghị quyết giải tán Hội đồng nhân dân;
d) Nghị quyết phê chuẩn cơ cấu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
đ) Nghị quyết thành lập, sáp nhập, giải thể cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân; quyết định thành lập các ban, ban chỉ đạo, hội đồng, Ủy ban để thực hiện nhiệm vụ trong một thời gian xác định;
…
Như vậy, theo quy định trên thì quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Tài chính không phải là văn bản quy phạm pháp luật.
Quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Tài chính của Thủ tướng Chính phủ có phải văn bản quy phạm pháp luật không? (Hình từ Internet)
Thứ trưởng Bộ Tài chính có phải là thành viên Chính phủ?
Cơ cấu tổ chức và thành viên của Chính phủ được căn cứ theo Điều 2 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 như sau:
Cơ cấu tổ chức và thành viên của Chính phủ
1. Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định.
2. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các bộ, cơ quan ngang bộ.
Việc thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ do Chính phủ trình Quốc hội quyết định.
Theo quy định trên thì thành viên Chính phủ chỉ bao gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Do đó, Thứ trưởng Bộ Tài chính không phải là thành viên Chính phủ.
Ai quyết định việc cử Thứ trưởng Bộ Tài chính đi công tác nước ngoài?
Ai quyết định việc cử Thứ trưởng Bộ Tài chính đi công tác nước ngoài, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Quy chế làm việc của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 469/QĐ-BTC năm 2017 như sau:
Cử cán bộ, công chức đi công tác trong nước, ngoài nước
1. Bộ trưởng quyết định việc cử Thứ trưởng đi công tác trong nước, ngoài nước. Trường hợp đi công tác theo đoàn công tác của Chính phủ, Quốc hội, Đảng theo nguyên tắc chung Lãnh đạo Bộ được phân công phụ trách địa bàn nào, lĩnh vực công tác nào thì đi công tác địa phương đó, đi công tác nước ngoài theo yêu cầu nhiệm vụ của Bộ Tài chính đối với lĩnh vực phụ trách (trừ trường hợp đặc biệt).
2. Việc cử công chức, viên chức, người lao động các đơn vị thuộc Bộ đi công tác trong nước, ngoài nước thực hiện theo Quy trình cử công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị thuộc cơ quan Bộ Tài chính đi công tác ở trong nước và ngoài nước.
Như vậy, theo quy định trên thì Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định việc cử Thứ trưởng Bộ Tài chính đi công tác nước ngoài.
Trường hợp đi công tác theo đoàn công tác của Chính phủ, Quốc hội, Đảng theo nguyên tắc chung Lãnh đạo Bộ được phân công phụ trách địa bàn nào, lĩnh vực công tác nào thì đi công tác địa phương đó, đi công tác nước ngoài theo yêu cầu nhiệm vụ của Bộ Tài chính đối với lĩnh vực phụ trách (trừ trường hợp đặc biệt).
Thứ trưởng Bộ Tài chính báo cáo cho Bộ trưởng Bộ Tài chính những nội dung nào?
Tại khoản 2 Điều 51 Quy chế làm việc của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 469/QĐ-BTC năm 2017 thì Thứ trưởng Bộ Tài chính báo cáo cho Bộ trưởng Bộ Tài chính những nội dung sau:
- Tình hình thực hiện những công việc thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách, những việc vượt quá thẩm quyền giải quyết và những việc cần xin ý kiến Bộ trưởng.
- Nội dung và kết quả các hội nghị, cuộc họp khi được Bộ trưởng ủy quyền tham dự hoặc chỉ đạo các hội nghị đó.
- Kết quả làm việc và những kiến nghị đối với Bộ của các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương và đối tác khác khi được cử tham gia các đoàn công tác ở trong nước, ngoài nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?