Quyết định chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam có phải công bố công khai không?
- Cơ quan có thẩm quyền xem xét Quyết định chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian bao lâu?
- Quyết định chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam có phải công bố công khai không?
- Văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam có phải giám sát việc thực hiện các thỏa thuận hợp tác giáo dục đã ký kết với các cơ sở giáo dục Việt Nam không?
Cơ quan có thẩm quyền xem xét Quyết định chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian bao lâu?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 61 Nghị định 86/2018/NĐ-CP về chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện:
Chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện
...
3. Hồ sơ, thủ tục đề nghị chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện
a) Đơn đề nghị chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện trong đó nêu rõ lý do chấm dứt hoạt động;
b) Phương án chấm dứt hoạt động, trong đó nêu rõ các biện pháp bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người lao động; phương án giải quyết tài chính, tài sản;
c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét quyết định. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho tổ chức, cơ sở giáo dục.
Như vậy, trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét quyết định.
Lưu ý: trong trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho tổ chức, cơ sở giáo dục.
Ngoài ra, văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
- Hết thời hạn ghi trong quyết định cho phép thành lập;
- Theo đề nghị của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài thành lập văn phòng đại diện;
- Quyết định cho phép thành lập bị thu hồi vì không hoạt động trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày được cấp lần đầu hoặc 03 tháng kể từ ngày được gia hạn;
- Bị phát hiện có sự giả mạo trong hồ sơ đề nghị cho phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài;
- Có những hoạt động trái với nội dung của quyết định cho phép thành lập;
- Vi phạm các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
Cơ quan có thẩm quyền xem xét Quyết định chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian bao lâu? (Hình từ Internet)
Quyết định chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam có phải công bố công khai không?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 61 Nghị định 86/2018/NĐ-CP về chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện:
Chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện
...
4. Trường hợp văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động theo quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều này, cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện.
5. Quyết định chấm dứt hoạt động phải xác định rõ lý do chấm dứt hoạt động, các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động và phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
Như vậy, quyết định chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
Trong đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 38/2017/TT-BTTTT thì phương tiện thông tin đại chúng là phương tiện được cơ quan báo chí sử dụng để cung cấp, truyền dẫn thông tin tới đông đảo công chúng bao gồm các đài phát thanh, đài truyền hình, báo in, báo điện tử và trang/Cổng thông tin điện tử.
Văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam có phải giám sát việc thực hiện các thỏa thuận hợp tác giáo dục đã ký kết với các cơ sở giáo dục Việt Nam không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 52 Nghị định 86/2018/NĐ-CP chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn:
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
...
2. Văn phòng đại diện có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện chức năng liên lạc, thúc đẩy hợp tác của tổ chức, cơ sở giáo dục mà văn phòng là đại diện với cơ sở giáo dục Việt Nam thông qua việc xúc tiến xây dựng các chương trình, dự án hợp tác trong lĩnh vực giáo dục;
b) Tổ chức các hoạt động giao lưu, tư vấn, trao đổi thông tin, hội thảo, triển lãm trong lĩnh vực giáo dục nhằm giới thiệu về tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài mà văn phòng là đại diện;
c) Đôn đốc, giám sát việc thực hiện các thỏa thuận hợp tác giáo dục đã ký kết với các cơ sở giáo dục Việt Nam;
d) Không được thực hiện hoạt động giáo dục sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam và không được phép thành lập chi nhánh trực thuộc văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam;
...
Như vậy, văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam phải có trách nhiệm trong việc đôn đốc, giám sát việc thực hiện các thỏa thuận hợp tác giáo dục đã ký kết với các cơ sở giáo dục Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?