Quyết định chứng nhận chuẩn đo lường dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo nhóm 2 được gửi đến đâu?
- Yêu cầu đối với chuẩn đo lường dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo nhóm 2 để được chứng nhận là gì?
- Quyết định chứng nhận chuẩn đo lường dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo nhóm 2 được gửi đến đâu?
- Trường hợp tổ chức có nhu cầu điều chỉnh nội dung của quyết định chứng nhận chuẩn đo lường thì hồ sơ cần chuẩn bị những gì?
Yêu cầu đối với chuẩn đo lường dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo nhóm 2 để được chứng nhận là gì?
Theo Điều 20 Thông tư 24/2013/TT-BKHCN quy định yêu cầu đối với chuẩn đo lường để được chứng nhận như sau:
Yêu cầu đối với chuẩn đo lường để được chứng nhận
1. Chuẩn công tác của tổ chức kiểm định được chỉ định đáp ứng các yêu cầu sau đây được chứng nhận là chuẩn đo lường dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo nhóm 2:
a) Đã được hiệu chuẩn tại tổ chức hiệu chuẩn được chỉ định theo quy định; giấy chứng nhận hiệu chuẩn phải còn thời hạn có giá trị;
b) Đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định tại văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam hiện hành;
c) Được duy trì, bảo quản, sử dụng theo quy định tại Điều 21 của Thông tư này;
d) Phù hợp với lĩnh vực được chỉ định của tổ chức kiểm định được chỉ định.
2. Chất chuẩn dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo nhóm 2 của tổ chức kiểm định được chỉ định đáp ứng các yêu cầu sau đây được chứng nhận là chuẩn đo lường dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo nhóm 2 (sau đây gọi tắt là chuẩn đo lường):
a) Đã được thử nghiệm hoặc so sánh tại tổ chức thử nghiệm được chỉ định theo quy định tại Thông tư này hoặc tại cơ quan quốc gia về chứng nhận chất chuẩn của nước ngoài hoặc tại phòng thí nghiệm đã liên kết chuẩn đo lường tới cơ quan quốc gia về chứng nhận chất chuẩn của nước ngoài; giấy chứng nhận kết quả thử nghiệm hoặc so sánh (Certificate of analysis) phải còn thời hạn giá trị;
b) Độ đồng nhất, độ ổn định và giá trị thuộc tính của chất chuẩn bảo đảm phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định tại văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam hiện hành;
c) Được duy trì, bảo quản, sử dụng theo quy định tại Điều 21 của Thông tư này;
d) Phù hợp với lĩnh vực được chỉ định của tổ chức kiểm định được chỉ định.
Theo đó, các yêu cầu đối với chuẩn đo lường dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo nhóm 2 để được chứng nhận đó là:
- Chuẩn công tác của tổ chức kiểm định được chỉ định đáp ứng các yêu cầu tại khoản 1 Điều 20 được chứng nhận là chuẩn đo lường dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo nhóm 2
- Chất chuẩn dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo nhóm 2 của tổ chức kiểm định được chỉ định đáp ứng các yêu cầu tại khoản 2 Điều 20 được chứng nhận là chuẩn đo lường dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo nhóm 2 (sau đây gọi tắt là chuẩn đo lường).
Quyết định chứng nhận chuẩn đo lường dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo nhóm 2 được gửi đến đâu? (Hình từ Internet)
Quyết định chứng nhận chuẩn đo lường dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo nhóm 2 được gửi đến đâu?
Về quyết định chứng nhận chuẩn đo lường, căn cứ theo Điều 24 Thông tư 24/2013/TT-BKHCN quy định như sau:
Quyết định chứng nhận chuẩn đo lường
1. Quyết định chứng nhận chuẩn đo lường bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức kiểm định được chỉ định;
b) Tên của chuẩn đo lường;
c) Số sản xuất, năm sản xuất, hãng sản xuất, nước sản xuất của chuẩn đo lường;
d) Kiểu, ký hiệu, đặc trưng kỹ thuật đo lường chính của chuẩn đo lường;
đ) Lĩnh vực kiểm định;
e) Thời hạn hiệu lực.
2. Thời hạn hiệu lực của quyết định chứng nhận chuẩn đo lường lấy theo thời hạn hiệu lực của quyết định chỉ định còn hiệu lực đã cấp cho tổ chức kiểm định được chỉ định.
Trường hợp chuẩn đo lường được chứng nhận là chất chuẩn và thời hạn giá trị của giấy chứng nhận thử nghiệm hoặc so sánh chất chuẩn ít hơn thời hạn hiệu lực của quyết định chỉ định thì thời hạn hiệu lực của quyết định chứng nhận chuẩn đo lường đối với chất chuẩn là thời hạn giá trị của giấy chứng nhận đó.
3. Quyết định chứng nhận chuẩn đo lường được gửi tới tổ chức kiểm định được chỉ định, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nơi tổ chức kiểm định được chỉ định đăng ký trụ sở chính và đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục.
Theo đó, quyết định chứng nhận chuẩn đo lường được gửi tới tổ chức kiểm định được chỉ định, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nơi tổ chức kiểm định được chỉ định đăng ký trụ sở chính và đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục.
Trường hợp tổ chức có nhu cầu điều chỉnh nội dung của quyết định chứng nhận chuẩn đo lường thì hồ sơ cần chuẩn bị những gì?
Về hồ sơ điều chỉnh nội dung của quyết định, Điều 26 Thông tư 24/2013/TT-BKHCN có nêu cụ thể:
Điều chỉnh nội dung của quyết định chứng nhận chuẩn đo lường
1. Khi có nhu cầu điều chỉnh điều chỉnh nội dung của quyết định chứng nhận chuẩn đo lường, tổ chức đề nghị lập một (01) bộ hồ sơ đề nghị điều chỉnh và gửi trực tiếp tại trụ sở Tổng cục hoặc qua đường bưu điện đến Tổng cục. Bộ hồ sơ gồm:
a) Công văn đề nghị điều chỉnh;
b) Bản sao (có xác nhận sao y bản chính của tổ chức kiểm định được chỉ định) giấy chứng nhận hiệu chuẩn của chuẩn đo lường theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 20 của Thông tư này (đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh nội dung tại điểm b, điểm c, điểm d Khoản 1 Điều 24 của Thông tư này);
c) Ảnh chụp của chuẩn đo lường bao gồm một (01) ảnh tổng thể và một (01) ảnh nhãn mác; ảnh màu cỡ (15 x 20) cm, phải bảo đảm sắc nét, rõ ràng (đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh nội dung tại điểm b, điểm c, điểm d Khoản 1 Điều 24 của Thông tư này);
d) Tài liệu khác có liên quan đến nội dung đề nghị điều chỉnh.
2. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Tổng cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh.
Sau thời hạn ba (3) tháng kể từ ngày Tổng cục gửi thông báo, nếu tổ chức đề nghị không bổ sung đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.
3. Quyết định chứng nhận điều chỉnh được ban hành theo quy định tại Điều 24 của Thông tư này.
4. Rà soát, đánh giá lại sự phù hợp của tổ chức kiểm định được chỉ định với các điều kiện hoạt động quy định khi có sự điều chỉnh về đặc tính kỹ thuật đo lường chính của chuẩn đo lường; xử lý theo quy định tại Mục 1 Chương III của Thông tư này.
5. Quyết định điều chỉnh và các hồ sơ liên quan được lưu giữ cùng với hồ sơ chỉ định đã cấp cho tổ chức kiểm định được chỉ định với thời hạn lưu giữ quy định tại Khoản 4 Điều 16 của Thông tư này.
Như vậy, khi có nhu cầu điều chỉnh điều chỉnh nội dung của quyết định chứng nhận chuẩn đo lường, tổ chức đề nghị lập một (01) bộ hồ sơ đề nghị điều chỉnh và gửi trực tiếp tại trụ sở Tổng cục hoặc qua đường bưu điện đến Tổng cục. Bộ hồ sơ gồm:
- Công văn đề nghị điều chỉnh;
- Bản sao (có xác nhận sao y bản chính của tổ chức kiểm định được chỉ định) giấy chứng nhận hiệu chuẩn của chuẩn đo lường theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 Thông tư 24/2013/TT-BKHCN (đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh nội dung tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều 24 Thông tư 24/2013/TT-BKHCN);
- Ảnh chụp của chuẩn đo lường bao gồm một (01) ảnh tổng thể và một (01) ảnh nhãn mác; ảnh màu cỡ (15 x 20) cm, phải bảo đảm sắc nét, rõ ràng (đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh nội dung tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều 24 Thông tư 24/2013/TT-BKHCN).
- Tài liệu khác có liên quan đến nội dung đề nghị điều chỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú với đảng viên là học sinh, sinh viên đi học xa nhà? Tải mẫu tại đâu?
- Mẫu đăng ký tham gia kết nối trực tuyến với Hội nghị Đảng ủy Khối tổ chức? Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh có tư cách pháp nhân không?
- Tham luận công tác xây dựng Đảng ở chi bộ 2024 ngắn gọn? Bài tham luận về công tác xây dựng Đảng ở chi bộ cơ sở thế nào?
- Mẫu Bản tự kiểm điểm đảng viên dự bị là cán bộ công chức cuối năm đang sử dụng là mẫu nào? Phải viết khi nào?
- Mẫu đơn đề nghị đặt chi nhánh, văn phòng đại diện của Hội mới nhất theo Nghị định 126 như thế nào?