Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Công an có phải văn bản quy phạm pháp luật không?
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Công an có phải văn bản quy phạm pháp luật không?
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Công an có phải văn bản quy phạm pháp luật không, thì theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 3 Nghị định 34/2016/NĐ-CP như sau:
Xác định văn bản quy phạm pháp luật
1. Văn bản quy phạm pháp luật phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về nội dung, thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật.
2. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ không phải là văn bản quy phạm pháp luật trong các trường hợp sau:
a) Phê duyệt chiến lược, chương trình, đề án, dự án, kế hoạch;
b) Giao chỉ tiêu kinh tế - xã hội cho cơ quan, đơn vị;
c) Thành lập trường đại học; thành lập các ban chỉ đạo, hội đồng, ủy ban để thực hiện nhiệm vụ trong một thời gian xác định;
d) Khen thưởng, kỷ luật, điều động công tác;
đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, tạm đình chỉ công tác cán bộ, công chức;
e) Các quyết định khác không có nội dung quy định tại Điều 20 của Luật.
…
Như vậy, theo quy định trên thì quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Công an không phải là văn bản quy phạm pháp luật.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Công an có phải văn bản quy phạm pháp luật không? (Hình từ Internet)
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ do ai chủ trì soạn thảo?
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ do ai chủ trì soạn thảo, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 97 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 như sau:
Nhiệm vụ của cơ quan chủ trì soạn thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
1. Bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ.
2. Cơ quan được giao chủ trì soạn thảo có nhiệm vụ sau đây:
a) Tổ chức tổng kết việc thi hành pháp luật; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội; nghiên cứu thông tin, tư liệu, điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Đánh giá tác động của từng chính sách trong dự thảo quyết định, trong đó phải nêu rõ vấn đề cần giải quyết; mục tiêu của chính sách; giải pháp để thực hiện chính sách; tác động tích cực, tiêu cực của chính sách; chi phí, lợi ích của các giải pháp; so sánh chi phí, lợi ích của các giải pháp; lựa chọn giải pháp của cơ quan và lý do của việc lựa chọn; đánh giá tác động thủ tục hành chính, tác động về giới (nếu có);
c) Tổ chức soạn thảo dự thảo quyết định với sự tham gia của đại diện Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan; có thể huy động sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học có đủ điều kiện và năng lực vào quá trình soạn thảo;
…
Như vậy, theo quy định trên thì Quyết định của Thủ tướng Chính phủ do Bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ.
Thời hạn kiểm tra hồ sơ dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ là khi nào?
Thời hạn kiểm tra hồ sơ dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủđược quy định tại khoản 1 Điều 100 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 như sau:
Kiểm tra, xử lý hồ sơ, trình ký ban hành quyết định của Thủ tướng Chính phủ
1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự thảo quyết định, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ dự thảo quyết định. Trường hợp còn có ý kiến khác nhau giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về những vấn đề lớn thuộc nội dung của dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tổ chức cuộc họp gồm đại diện lãnh đạo của cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ Tư pháp, lãnh đạo của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan để giải quyết trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Căn cứ vào ý kiến tại cuộc họp này, cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp với các cơ quan có liên quan tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo quyết định trình Thủ tướng Chính phủ.
Trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ có ý kiến về dự thảo quyết định thì cơ quan chủ trì soạn thảo chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo quyết định và trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành quyết định.
2. Thủ tướng Chính phủ xem xét, ký ban hành quyết định.
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn kiểm tra hồ sơ dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự thảo quyết định, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm kiểm tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?
- Lời cảm ơn cuối năm dành cho khách hàng, đối tác ngắn gọn, ý nghĩa? Để đạt được sự thỏa mãn của khách hàng, trước tiên cần làm gì?
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?