Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản trong xử phạt vi phạm hành chính bao gồm những nội dung nào?
- Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản trong xử phạt vi phạm hành chính bao gồm những nội dung nào?
- Việc tổ chức thi hành cưỡng chế kê biên tài sản trong xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện thế nào?
- Biên bản kê biên tài sản trong xử phạt vi phạm hành chính sẽ được lập thành bao nhiêu bản?
Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản trong xử phạt vi phạm hành chính bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ Điều 21 Nghị định 166/2013/NĐ-CP quy định về quyết định cưỡng chế kê biên tài sản như sau:
Quyết định cưỡng chế kê biên tài sản
1. Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản bao gồm những nội dung sau: số quyết định; ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ, đơn vị người ra quyết định; họ tên, nơi cư trú, trụ sở của cá nhân, tổ chức bị kê biên tài sản; số tiền bị xử phạt; địa điểm kê biên; chữ ký của người ra quyết định và đóng dấu của cơ quan ra quyết định.
2. Việc kê biên tài sản phải được thông báo cho cá nhân, tổ chức bị kê biên, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc tổ chức có trụ sở đóng trên địa bàn hoặc cơ quan nơi người đó công tác trước khi tiến hành cưỡng chế kê biên 05 ngày làm việc, trừ trường hợp việc thông báo sẽ gây trở ngại cho việc tiến hành kê biên.
Theo đó, quyết định cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản bao gồm số quyết định; ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ, đơn vị người ra quyết định; họ tên, nơi cư trú, trụ sở của cá nhân, tổ chức bị kê biên tài sản.
Đồng thời trong quyết định cũng bao gồm số tiền bị xử phạt; địa điểm kê biên; chữ ký của người ra quyết định và đóng dấu của cơ quan ra quyết định.
Kê biên tài sản (Hình từ Internet)
Việc tổ chức thi hành cưỡng chế kê biên tài sản trong xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện thế nào?
Theo Điều 22 Nghị định 166/2013/NĐ-CP quy định về tổ chức thi hành cưỡng chế kê biên tài sản như sau:
Tổ chức thi hành cưỡng chế kê biên tài sản
1. Việc kê biên tài sản phải thực hiện vào ban ngày, thời gian từ 08 giờ đến 17 giờ.
2. Người ra quyết định cưỡng chế hoặc người được phân công thực hiện quyết định cưỡng chế chủ trì thực hiện việc kê biên.
3. Khi tiến hành kê biên tài sản phải có mặt cá nhân bị cưỡng chế hoặc người thành niên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự trong gia đình, đại diện tổ chức bị kê biên tài sản, đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến.
Nếu cá nhân phải thi hành quyết định cưỡng chế hoặc người thành niên trong gia đình cố tình vắng mặt, thì vẫn tiến hành kê biên tài sản nhưng phải có đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến.
4. Cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế có quyền đề nghị kê biên tài sản nào trước, người được giao chủ trì kê biên phải chấp nhận nếu xét thấy đề nghị đó không ảnh hưởng đến việc cưỡng chế.
Nếu cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế không đề nghị cụ thể việc kê biên tài sản nào trước thì tài sản thuộc sở hữu riêng được kê biên trước.
5. Chỉ kê biên những tài sản thuộc sở hữu chung của cá nhân bị cưỡng chế với người khác nếu cá nhân bị cưỡng chế không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thi hành quyết định cưỡng chế. Trường hợp tài sản có tranh chấp thì vẫn tiến hành kê biên và giải thích cho những người cùng sở hữu tài sản kê biên về quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự.
Cơ quan tiến hành kê biên có trách nhiệm thông báo công khai thời gian, địa điểm tiến hành kê biên để các đồng sở hữu biết. Hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày kê biên mà không có người khởi kiện thì tài sản kê biên được đem bán đấu giá theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Theo quy định trên, việc kê biên tài sản phải thực hiện vào ban ngày, thời gian từ 08 giờ đến 17 giờ. Người ra quyết định cưỡng chế hoặc người được phân công thực hiện quyết định cưỡng chế chủ trì thực hiện việc kê biên.
Việc tổ chức thi hành cưỡng chế kê biên tài sản trong xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 22 nêu trên.
Biên bản kê biên tài sản trong xử phạt vi phạm hành chính sẽ được lập thành bao nhiêu bản?
Theo quy định tại Điều 23 Nghị định 166/2013/NĐ-CP về biên bản kê biên tài sản như sau:
Biên bản kê biên tài sản
1. Việc kê biên tài sản phải được lập biên bản. Trong biên bản ghi rõ: Thời gian, địa điểm tiến hành kê biên tài sản; họ tên, chức vụ người chủ trì thực hiện việc kê biên; người đại diện cho tổ chức bị kê biên tài sản, cá nhân có tài sản bị kê biên hoặc người đại diện hợp pháp cho họ; người chứng kiến; đại diện chính quyền địa phương (hoặc cơ quan của cá nhân bị cưỡng chế); mô tả tên gọi, tình trạng, đặc điểm từng tài sản bị kê biên.
2. Người chủ trì thực hiện việc kê biên, người đại diện cho tổ chức bị kê biên tài sản, cá nhân có tài sản bị kê biên hoặc người đại diện hợp pháp cho họ, người chứng kiến, đại diện chính quyền địa phương (hoặc cơ quan của cá nhân bị cưỡng chế) ký tên vào biên bản. Biên bản kê biên tài sản có nhiều tờ thì phải ký vào từng tờ biên bản. Trong trường hợp có người vắng mặt hoặc có mặt mà từ chối ký biên bản thì việc đó phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.
3. Biên bản kê biên được lập thành 02 bản, cơ quan ra quyết định cưỡng chế giữ 01 bản, 01 bản giao cho cá nhân hoặc đại diện tổ chức bị kê biên ngay sau khi hoàn thành việc lập biên bản.
Như vậy, biên bản kê biên tài sản được lập thành 02 bản. Cơ quan ra quyết định cưỡng chế giữ 01 bản, 01 bản giao cho cá nhân hoặc đại diện tổ chức bị kê biên ngay sau khi hoàn thành việc lập biên bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?
- Mẫu biên bản bàn giao công nợ mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word biên bản bàn giao công nợ ở đâu?
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?