Quyết định giải quyết bồi thường khi sử dụng vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người được tiêm chủng có hiệu lực khi nào?

Cho tôi hỏi quyết định giải quyết bồi thường khi sử dụng vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người được tiêm chủng có hiệu lực khi nào? Tôi thuộc trường hợp tiêm chủng được Nhà nước bồi thường. Như vậy quyết định giải quyết bồi thường cho tôi có hiệu lực khi nào? - Câu hỏi của bạn Cúc đến từ TPHCM.

Quyết định giải quyết bồi thường khi sử dụng vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người được tiêm chủng có hiệu lực khi nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 18 Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định như sau:

Thủ tục bồi thường
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết luận của Hội đồng tư vấn chuyên môn tỉnh (thời điểm tiếp nhận được tính theo dấu tiếp nhận công văn đến của Sở Y tế), Sở Y tế ra quyết định giải quyết bồi thường đối với các trường hợp được Nhà nước bồi thường theo quy định tại Nghị định này.
2. Quyết định giải quyết bồi thường phải có các nội dung chính sau:
a) Tên, địa chỉ của người được bồi thường;
b) Tóm tắt lý do bồi thường;
c) Mức bồi thường;
d) Hiệu lực của quyết định giải quyết bồi thường.
3. Quyết định giải quyết bồi thường phải được gửi cho người bị thiệt hại, người có lỗi hoặc cơ quan tổ chức có lỗi gây thiệt hại (nếu có).
4. Quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày người bị thiệt hại nhận được quyết định, trừ trường hợp người bị thiệt hại không đồng ý và khởi kiện ra tòa án.

Đối chiếu quy định trên, như vậy, quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày người bị thiệt hại nhận được quyết định, trừ trường hợp người bị thiệt hại không đồng ý và khởi kiện ra tòa án.

Do đó, trường hợp của bạn thắc mắc quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày bạn nhận được quyết định, trừ trường hợp bạn không đồng ý và khởi kiện ra tòa án.

Bồi thường tiêm chủng

Bồi thường tiêm chủng (Hình từ Internet)

Thiệt hại do để lại di chứng dẫn đến bị khuyết tật khi sử dụng vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng được bồi thường như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định như sau:

Các thiệt hại, phạm vi và mức bồi thường
1. Thiệt hại do để lại di chứng dẫn đến bị khuyết tật được bồi thường 30 tháng lương cơ sở và các chi phí quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này.
2. Thiệt hại đến tính mạng được hỗ trợ như sau:
a) Các chi phí quy định tại khoản 3 Điều này trước khi tử vong;
b) Chi phí mai táng phí bằng 10 tháng lương cơ sở do Nhà nước quy định;
c) Chi bù đắp tổn thất về tinh thần là 100.000.000 đồng cho thân nhân của người bị thiệt hại;
d) Các chi phí do thu nhập bị mất hoặc giảm sút theo quy định tại khoản 4 Điều này.
[...]

Theo đó, thiệt hại do để lại di chứng dẫn đến bị khuyết tật được bồi thường 30 tháng lương cơ sở và các chi phí quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này.

Trong thời hạn bao nhiêu ngày làm việc kể từ ngày quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật thì Sở Y tế phải có văn bản Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đề nghị cấp kinh phí để thực hiện bồi thường?

Theo khoản 1 Điều 19 Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định như sau:

Trình tự, thủ tục cấp và chi trả tiền bồi thường
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật, Sở Y tế phải có văn bản gửi Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đề nghị cấp kinh phí để thực hiện bồi thường kèm theo quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp kinh phí để thực hiện bồi thường, Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia phải cấp kinh phí cho Sở Y tế để chi trả cho người bị thiệt hại.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kinh phí do Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia cấp, Sở Y tế phải thực hiện việc chi trả bồi thường cho người bị thiệt hại.
Việc chi trả phải thực hiện 01 lần bằng tiền mặt cho người bị thiệt hại hoặc chuyển khoản theo yêu cầu của người bị thiệt hại. Trường hợp người bị thiệt hại có yêu cầu trả bằng chuyển khoản thì thực hiện theo yêu cầu và thông báo bằng văn bản cho người bị thiệt hại. Nếu chi trả bồi thường bằng tiền mặt thì phải thông báo trước ít nhất 02 ngày cho người bị thiệt hại, việc nhận tiền bồi thường được lập thành 02 bản, mỗi bên tham gia giao nhận giữ 01 bản.

Theo đó, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật, Sở Y tế phải có văn bản gửi Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đề nghị cấp kinh phí để thực hiện bồi thường kèm theo quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật.

Chương trình tiêm chủng mở rộng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hoạt động tiêm chủng thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng có áp dụng việc tiêm chủng tại nhà không?
Pháp luật
Nhu cầu vắc xin năm 2024: 11 loại vắc xin nào là vắc xin bắt buộc trong Chương trình tiêm chủng mở rộng 2024?
Pháp luật
Chương trình tiêm chủng mở rộng là gì? Danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng, lịch tiêm chủng vắc xin bắt buộc trong Chương trình tiêm chủng mở rộng?
Pháp luật
Triển khai lộ trình tăng số lượng vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021 - 2030 như thế nào?
Pháp luật
Tại cơ sở bảo quản vắc xin để tiêm chủng cần phải theo dõi nhiệt độ tối thiểu 1 ngày mấy lần? Khi xảy ra tình trạng thừa, thiếu vắc xin cục bộ tại một số tỉnh thì Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Lộ trình tăng số lượng vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021 - 2030 như thế nào?
Pháp luật
Quyết định giải quyết bồi thường khi sử dụng vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người được tiêm chủng có hiệu lực khi nào?
Pháp luật
Kể từ ngày nhận được kinh phí do Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia cấp thì Sở Y tế phải thực hiện việc chi trả bồi thường cho người bị thiệt hại mấy lần?
Pháp luật
Trường hợp người được tiêm chủng nghĩ mình thuộc trường hợp được nhà nước bồi thường thì cần phải chuẩn bị và gửi cho Sở Y tế hồ sơ bao gồm các tài liệu, giấy tờ gì?
Pháp luật
Việc tiêm chủng tại nhà chỉ được thực hiện tại nơi nào? Khi xảy ra tình trạng thừa và thiếu vắc xin cục bộ tại các cơ sở tiêm chủng thì Sở Y tế làm gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình tiêm chủng mở rộng
1,030 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình tiêm chủng mở rộng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình tiêm chủng mở rộng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào