Quyết định hợp nhất doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có phải gửi đến người lao động không?
- Hai doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thể hợp nhất với nhau không?
- Quyết định hợp nhất doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có phải gửi đến người lao động không?
- Khi hợp nhất doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, người lao động sẽ được hưởng chính sách nào?
Hai doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thể hợp nhất với nhau không?
Căn cứ tại Điều 13 Nghị định 23/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp
1. Hợp nhất doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ:
Hai hoặc một số doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất với nhau thành một doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
2. Sáp nhập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ:
Một hoặc một số doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
...
Theo đó, hai hoặc một số doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thể hợp nhất với nhau thành một doanh nghiệp mới, được gọi là công ty hợp nhất.
Các công ty bị hợp nhất phải tuân thủ các quy định pháp luật về hợp nhất, bao gồm cả thông báo và các thủ tục liên quan đến việc chấm dứt tồn tại của chúng sau khi hợp nhất.
Do đó, hai doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thể hợp nhất với nhau để tạo thành một doanh nghiệp mới.
Hai doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thể hợp nhất với nhau không? (Hình từ Internet)
Quyết định hợp nhất doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có phải gửi đến người lao động không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Nghị định 23/2022/NĐ-CP về quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp như sau:
Quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp
1. Quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp phải quy định rõ việc kế thừa quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được hợp nhất, sáp nhập, chia, tách.
2. Quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, hợp đồng hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày được ban hành.
Theo đó, pháp luật không quy định cụ thể rằng quyết định hợp nhất phải được gửi trực tiếp đến người lao động mà chỉ cần thông báo cho người lao động biết về quyết định hợp nhất.
Như vậy, trong trường hợp hợp nhất doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì quyết định hợp nhất không nhất thiết phải gửi đến người lao động, mà chỉ cần thông báo cho họ biết trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày được ban hành.
Khi hợp nhất doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, người lao động sẽ được hưởng chính sách nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Nghị định 23/2022/NĐ-CP về chính sách đối với người lao động và người giữ chức danh lãnh đạo quản lý như sau:
Chính sách đối với người lao động và người giữ chức danh lãnh đạo quản lý
1. Người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về lao động.
2. Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động được hưởng chế độ trợ cấp mất việc làm, thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động hoặc chính sách đối với người lao động dôi dư khi hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3. Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Kiểm soát viên làm việc theo chế độ bổ nhiệm được cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét từng trường hợp cụ thể để bố trí việc làm khi thực hiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách. Trường hợp làm việc theo chế độ bổ nhiệm mà không bố trí được việc làm thì được giải quyết chế độ tinh giản biên chế theo quy định.
Theo đó, khi hợp nhất doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, người lao động sẽ được áp dụng các chính sách như sau:
- Người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về lao động.
- Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động sẽ được hưởng chế độ trợ cấp mất việc làm, thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động hoặc các chính sách đối với người lao động đối với dôi dư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự thảo Nghị định giảm thuế GTGT 2% từ 1/1/2025 đến hết 30/6/2025? Danh mục hàng hóa được giảm thuế GTGT 2025?
- Vật dụng trên phương tiện vận tải gồm những gì? Hàng hóa là vật dụng trên phương tiện vận tải phải làm thủ tục hải quan?
- Quân luật là gì? Thiết quân luật tiếng Hàn là gì? Ai đề nghị ra lệnh thiết quân luật tại Việt Nam?
- Mẫu báo cáo đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2025 2027 các cấp mới nhất? Mẫu báo cáo đại hội chi bộ nhiệm kỳ 25 27 trường học?
- Xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan là gì? Quy định về xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan?