Quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm hiện nay đang được sử dụng theo mẫu nào?
Quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm phải được gửi cho những cơ quan nào?
Căn cứ Điều 10 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC quy định việc gửi quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp đặt tiền bảo đảm sau:
Hủy bỏ việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm
1. Việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm bị hủy bỏ trong các trường hợp sau đây:
a) Khi có quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án; đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;
b) Bị can, bị cáo bị bắt tạm giam về tội đã phạm trước khi áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm hoặc tiếp tục phạm tội;
c) Bị can, bị cáo chết;
d) Bị can, bị cáo đã chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan;
đ) Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, hình phạt không phải là hình phạt tù hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam;
e) Bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan quy định tại khoản 2 Điều 122 Bộ luật tố tụng hình sự.
2. Việc hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm được thực hiện như sau:
a) Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này nếu vụ án trong giai đoạn truy tố, xét xử thì Viện kiểm sát hoặc Tòa án ra quyết định hủy bỏ; nếu vụ án trong giai đoạn điều tra thì Cơ quan điều tra đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm;
b) Đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này, sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm;
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này, thì cùng với việc ra bản án, Hội đồng xét xử ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm;
d) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này nếu vụ án trong giai đoạn truy tố, xét xử thì Viện kiểm sát hoặc Tòa án ra quyết định hủy bỏ và ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam; nếu vụ án trong giai đoạn điều tra thì Cơ quan điều tra đề nghị Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ và ra lệnh bắt bị can để tạm giam;
đ) Đối với trường hợp bị can, bị cáo bỏ trốn nếu vụ án trong giai đoạn truy tố, xét xử thì Viện kiểm sát hoặc Tòa án ra quyết định hủy bỏ, đồng thời, yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can, bị cáo; nếu vụ án trong giai đoạn điều tra thì Cơ quan điều tra đề nghị Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ, đồng thời Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã bị can.
3. Quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm phải ghi rõ việc xử lý đối với tiền đã đặt để bảo đảm và phải được giao cho bị can, bị cáo, người được bị can, bị cáo ủy quyền, người thân thích của bị can, bị cáo hoặc người đại diện của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất, đồng thời, gửi cho cơ quan là chủ tài khoản tạm giữ và Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan tài chính trong Quân đội đang quản lý tiền đã được đặt để bảo đảm.
Theo đó, quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền phải được gửi cho cơ quan là chủ tài khoản tạm giữ và Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan tài chính trong Quân đội đang quản lý tiền đã được đặt để bảo đảm.
Quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm hiện nay đang được sử dụng theo mẫu nào? (Hình từ Internet)
Quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm hiện nay đang được sử dụng theo mẫu nào?
Căn cứ Điều 14 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC quy đinh về mẫu quyết định hủy bỏ áp áp dụng biện pháp đặt tiền bảo đảm như sau:
Mẫu các văn bản, giấy tờ liên quan đến việc áp dụng, hủy bỏ áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm
Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này các mẫu văn bản, giấy tờ sau:
1. Đơn đề nghị được đặt tiền để bảo đảm (mẫu số 01, 02).
2. Giấy ủy quyền (mẫu số 03).
3. Thông báo về việc cho đặt tiền để bảo đảm (mẫu số 04).
4. Quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm dùng cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án (mẫu số 05, 06, 07).
5. Quyết định phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm (mẫu số 08).
6. Quyết định không phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm (mẫu số 09).
7. Biên bản đặt tiền để bảo đảm (mẫu số 10).
8. Quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm (mẫu số 11).
9. Biên bản trả lại tiền đã được đặt để bảo đảm (mẫu số 12).
Như vậy, quyết định hủy bỏ áp áp dụng biện pháp đặt tiền bảo đảm hiện nay đang được sử dụng theo Mẫu số 11 tải về ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC.
Trong trường hợp nào tiền đặt để bảo đảm cho bị can, bị cáo sẽ được nộp và Ngân sách Nhà nước?
Căn cứ Điều 11 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC quy định về trường hợp tiền đặt bảo đảm cho bị can, bị cáo sẽ được nộp và Ngân sách Nhà nước như sau:
Xử lý đối với tiền đặt để bảo đảm trong trường hợp hủy bỏ việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm
1. Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều 10 của Thông tư liên tịch này, tiền đã đặt để bảo đảm được trả lại cho bị can, bị cáo, người thân thích của bị can, bị cáo hoặc người đại diện của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất là chủ sở hữu số tiền theo cam kết khi đề nghị được đặt tiền để bảo đảm. Trường hợp bị can, bị cáo, người thân thích của bị can, bị cáo hoặc người đại diện của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất chết thì tiền đã đặt để bảo đảm được xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành về thừa kế.
2. Trường hợp quy định tại điểm b và điểm e khoản 1 Điều 10 của Thông tư liên tịch này, tiền đã đặt để bảo đảm bị tịch thu nộp vào ngân sách Nhà nước.
Theo đó, trường hợp bị can, bị cáo bị bắt tạm giam về tội đã phạm trước khi áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm hoặc tiếp tục phạm tội hoặc vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan khi đặt tiền bảo đảm thì tiền đặt bảo đảm sẽ được thu nộp vào ngân sách Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án đầu tư xây dựng được thể hiện thông qua đâu ở giai đoạn chuẩn bị theo quy định Luật Xây dựng?
- Thời hạn gia hạn đất cho thuê xây dựng trụ sở làm việc của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao là bao nhiêu năm?
- Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
- Cách viết mẫu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú mẫu 3 213? Trách nhiệm của đảng viên được xin ý kiến chi ủy nơi cư trú?
- Cá nhân được tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp đã chuyển mục đích sử dụng đất theo thời hạn đã được giao, cho thuê khi nào?