Quyết định tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân hiệu lực từ khi nào?

Cho tôi hỏi khi nào thì Tòa án sẽ ra quyết định tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân? Vậy khi ra quyết định này thì Tòa án phải đảm bảo quyết định có những nội dung chính gì? Quyết định này có hiệu lực từ khi nào? Tôi cảm ơn - Câu hỏi của chị Loan đến từ Long An.

Khi nào thì Tòa án sẽ ra quyết định tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 15 Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 quy định khi xảy ra các trường hợp sau thì Tòa án sẽ ra quyết định tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính:

- Hành vi của người bị đề nghị có dấu hiệu tội phạm và Tòa án phải chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự xem xét hoặc người bị đề nghị đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi đó;

- Khi phát sinh tình tiết mới về tình trạng sức khỏe, tâm thần của người bị đề nghị và cần yêu cầu cơ quan đề nghị tiến hành trưng cầu giám định;

- Người bị đề nghị đang bị bệnh hiểm nghèo có xác nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên.

Và tại khoản 2 Điều 8 Nghị quyết 04/2015/NQ-HĐTP có nêu trường hợp Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính thì sẽ mở lại phiên họp để xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính khi căn cứ tạm đình chỉ không còn.

Thời gian tạm đình chỉ không tính vào thời hạn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Quyết định tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân hiệu lực từ khi nào?

Quyết định tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân hiệu lực từ khi nào? (Hình từ Internet)

Quyết định tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân có nội dung như thế nào?

Theo quy định tại Điều 22 Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 thì quyết định tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân phải có các nội dung chính gồm:

- Số, ngày, tháng, năm ra quyết định;

- Tên Tòa án ra quyết định;

- Họ và tên Thẩm phán, Thư ký phiên họp;

- Họ và tên Kiểm sát viên tham gia phiên họp;

- Họ và tên đại diện cơ quan đề nghị;

- Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ văn hóa của người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; tên và địa chỉ của người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị;

- Biện pháp xử lý hành chính cụ thể được đề nghị áp dụng;

- Lý do và các căn cứ ra quyết định;

- Quyết định về việc tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

- Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức thi hành quyết định;

- Quyền khiếu nại đối với quyết định;

- Hiệu lực của quyết định;

- Nơi nhận quyết định.

Quyết định tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân hiệu lực từ khi nào?

Về nội dung này chị tham khảo Điều 23 Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 quy định về hiệu lực của các quyết định của Tòa án như sau:

Hiệu lực các quyết định của Tòa án
1. Quyết định áp dụng, không áp dụng biện pháp xử lý hành chính, quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ áp dụng biện pháp xử lý hành chính có hiệu lực kể từ ngày hết thời hạn quy định tại Điều 31 của Pháp lệnh này mà không có khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị.
2. Các quyết định của Tòa án, trừ các quyết định quy định tại khoản 1 Điều này có hiệu lực ngay, kể từ ngày ra quyết định.

Theo đó thì Điều 31 Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 quy định như sau:

Thời hạn khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án
1. Thời hạn khiếu nại của người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc người đại diện hợp pháp, cha mẹ hoặc người giám hộ của họ, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên là 03 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án công bố quyết định; trường hợp họ vắng mặt tại phiên họp thì thời hạn khiếu nại là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định của Tòa án.
Trường hợp ốm đau, thiên tai, địch họa hoặc trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hạn khiếu nại.
2. Thời hạn kiến nghị của cơ quan đề nghị, kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là 03 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án công bố quyết định.

Theo đó thì khi hết thời hạn khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án mà không có khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị thì quyết định tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân sẽ có hiệu lực.

Xử lý hành chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trong xử lý hành chính, phó giám đốc Công an tỉnh có thẩm quyền ra quyết định thành lập Hội đồng định giá tài sản không?
Pháp luật
Việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án thực hiện theo nguyên tắc gì?
Pháp luật
Người tham gia phiên họp vắng mặt thì phiên họp xét áp dụng biện pháp xử lý hành chính được hoãn trong thời hạn bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Thẩm phán Tòa án cần ra quyết định bổ sung tài liệu, chứng cứ trong thời hạn bao nhiêu ngày khi kiểm tra hồ sơ xử lý hành chính?
Pháp luật
Livestream tranh vẽ lên mạng xã hội nhưng chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu có được xem là hành vi xâm phạm quyền tác giả hay không? Xử lý hành chính đối với hành vi này được quy định như thế nào?
Pháp luật
Quyết định tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân hiệu lực từ khi nào?
Pháp luật
Tại phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân thì ai có quyền tham gia?
Pháp luật
Khi nào người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại trường giáo dưỡng được miễn, giảm phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý còn lại?
Pháp luật
Khi xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân thì thời hạn phân công thẩm phán là bao lâu?
Pháp luật
Thu thập thông tin lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn thực hiện thế nào?
Pháp luật
Áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường cần tuân thủ theo nguyên tắc thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xử lý hành chính
1,537 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xử lý hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xử lý hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào