Quyết định trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được sửa đổi trong trường hợp nào?
- Quyết định trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được sửa đổi trong trường hợp nào?
- Người nào có quyền yêu cầu sửa đổi quyết định trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn?
- Thực hiện việc sửa đổi quyết định trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thế nào?
Quyết định trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được sửa đổi trong trường hợp nào?
Áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Hình từ Internet)
Nội dung này căn cứ Điều 9 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Người đã ban hành quyết định trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn tự mình hoặc theo yêu cầu của những người quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm đính chính quyết định trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nếu quyết định có sai sót về kỹ thuật soạn thảo.
2. Người đã ban hành quyết định trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn tự mình hoặc theo yêu cầu của những người quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nếu quyết định có sai sót, vi phạm mà không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này và khoản 1 Điều này.
3. Quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được lưu trong hồ sơ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc hồ sơ áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình.
Theo quy định này thì quyết định trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được sửa đổi nếu quyết định có sai sót, vi phạm mà không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 120/2021/NĐ-CP và khoản 1 Điều này. Việc sửa đổi sẽ do người ban hành quyết định có trách nhiệm thực hiện.
Quyết định sửa đổi quyết định trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được lưu trong hồ sơ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc hồ sơ áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình.
Người nào có quyền yêu cầu sửa đổi quyết định trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn?
Theo quy định đã nêu trên thì người có quyền yêu cầu sửa đổi quyết định trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (Sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) như sau:
Trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong công tác xử lý vi phạm hành chính
...
3. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm phát hiện quyết định về xử lý vi phạm hành chính do mình hoặc cấp dưới ban hành có sai sót và kịp thời đính chính, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, ban hành quyết định mới theo thẩm quyền.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này
Theo đó người có quyền yêu cầu gồm: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.
Thực hiện việc sửa đổi quyết định trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thế nào?
Thực hiện việc sửa đổi quyết định trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo Điều 10 Nghị định 120/2021/NĐ-CP như sau:
Thực hiện việc đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn
1. Việc đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ quyết định trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được thực hiện khi còn thời hạn, thời hiệu áp dụng biện pháp.
2. Việc ban hành quyết định mới trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này trong trường hợp còn thời hiệu áp dụng biện pháp.
3. Quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, quyết định mới trong áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được ban hành có hiệu lực kể từ ngày ký.
4. Trường hợp quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, quyết định mới được ban hành có quy định thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp quản lý tại gia đình ít hơn thời gian mà người vi phạm đã chấp hành tại quyết định cũ thì người vi phạm được chấm dứt chấp hành biện pháp và được coi là đã chấp hành xong biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp quản lý tại gia đình.
Trường hợp quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, quyết định mới được ban hành có quy định thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp quản lý tại gia đình dài hơn thời gian mà người vi phạm đã chấp hành tại quyết định cũ thì người vi phạm phải tiếp tục chấp hành thời gian còn lại, sau khi đã trừ đi phần thời gian đã chấp hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong tố tụng hình sự, mẫu biên bản về việc giao, nhận hồ sơ vụ án và bản cáo trạng là mẫu nào? Tải mẫu?
- Việc chuẩn bị mặt bằng xây dựng được quy định thế nào? Quy định của pháp luật về yêu cầu đối với công trường xây dựng?
- Điều kiện thành lập trung tâm tin học là gì theo Nghị định 125? Thủ tục thành lập trung tâm tin học như thế nào?
- Người điều khiển xe từ năm 2025 bật đèn pha khi gặp người đi bộ qua đường bị xử phạt bao nhiêu?
- Lỗi không gắn biển số xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Lỗi không gắn biển số xe ô tô 2025 trừ bao nhiêu điểm?