Rằm tháng Giêng là ngày 15 tháng 1 Âm lịch đúng không? Có được đốt pháo nổ vào ngày Rằm tháng Giêng?
- Rằm tháng Giêng là ngày 15 tháng 1 Âm lịch đúng không? Có được đốt pháo nổ vào ngày Rằm tháng Giêng?
- Người dân đốt vàng mã cúng Rằm tháng Giêng tại các nơi tổ chức lễ hội cần lưu ý những gì để không bị phạt?
- Rằm tháng Giêng có phải ngày lễ mà người lao động được nghỉ làm việc có hưởng lương hay không?
Rằm tháng Giêng là ngày 15 tháng 1 Âm lịch đúng không? Có được đốt pháo nổ vào ngày Rằm tháng Giêng?
Rằm tháng Giêng là ngày 15 tháng 1 Âm lịch. Vào ngày này, mỗi gia đình thường chuẩn bị mâm cỗ cúng thể hiện lòng thành kính với tổ tiên, ông bà, cầu năm mới phát tài phát lộc, khỏe mạnh, thịnh vượng và sum vầy. Đây là ngày chính rằm rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân Việt Nam.
Rằm tháng Giêng còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu hay Tết Thượng Nguyên.
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.
Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ.
Đồng thời khoản 1 Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này.
...
Như vậy, người dân không được phép tổ chức đốt pháo nổ vào ngày Rằm tháng Giêng.
Và theo quy định tại điểm i khoản 3 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
...
i) Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép;
...
Theo quy định trên, hành vi đốt pháo nổ không đúng quy định có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Đây là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).
Rằm tháng Giêng là ngày 15 tháng 1 Âm lịch đúng không? (Hình từ Internet)
Người dân đốt vàng mã cúng Rằm tháng Giêng tại các nơi tổ chức lễ hội cần lưu ý những gì để không bị phạt?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo như sau:
Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thấp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
...
Theo đó, người dân có thể đốt vàng mã cúng Rằm tháng Giêng, đây không phải là một hành vi bị cấm. Tuy nhiên, người dân cần hết sức lưu ý về địa điểm đốt vàng mã, trường hợp đốt vàng mã tại các lễ hội không đúng nơi quy định có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
Đây là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức thực hiện cùng hành vi vi phạm có thể bị áp dụng mức phạt tiền bằng 02 lần so với cá nhân (Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP).
Rằm tháng Giêng có phải ngày lễ mà người lao động được nghỉ làm việc có hưởng lương hay không?
Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 về các ngày nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, Rằm tháng Giêng hay Tết Nguyên Tiêu không phải là một ngày lễ mà người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?