Rằm tháng Giêng là ngày gì trong Phật giáo? Người lao động được nghỉ mấy ngày lễ, tết trong tháng Giêng?

Rằm tháng Giêng là ngày gì trong Phật giáo? Người lao động được nghỉ mấy ngày lễ, tết trong tháng Giêng? Người lao động là Phật tử có được nghỉ vào ngày Rằm tháng Giêng không? Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong trường hợp nào?

Rằm tháng Giêng là ngày gì trong Phật giáo?

Rằm tháng Giêng, còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu, là ngày 15 tháng Giêng Âm lịch. Đây là ngày rằm đầu tiên của năm mới và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam cũng như nhiều quốc gia Á Đông. Ngày này thường được tổ chức với các hoạt động như đi chùa, dâng hương, cầu an cho gia đình và bản thân.

Trong Phật giáo, Rằm tháng Giêng là dịp để các tín đồ thể hiện lòng thành kính với Đức Phật và tổ tiên. Người dân thường đi chùa để lễ Phật, tụng kinh và cầu mong bình an, may mắn cho cả năm. Đây cũng là thời điểm để gia đình, bạn bè và cộng đồng gắn kết với nhau, chia sẻ niềm vui và cầu chúc sự tốt lành.

Theo Phật giáo Phát triển (Bắc Tông), ngày rằm tháng giêng còn gọi là rằm thượng ngươn, tháng 7 là trung ngươn, tháng 10 là hạ ngươn. Cho nên, Rằm tháng Giêng là một trong 3 cái rằm lớn.

Còn theo Phật giáo Nguyên Thủy thì rằm tháng giêng có ba ý nghĩa: một là ngày đại hội thánh tăng gồm 1250 vị tỳ khưu ehi bhikkhu; hai là ngày Đức Phật thuyết patimokkha và giáo giới Chư tăng và Phật tử; ý nghĩa thứ ba là Đức Phật tuyên hứa và khẳng định với Ma Vương ngày nhập Níp-bàn.

*Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo

Lưu ý: Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn của Việt Nam như sau:

Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Như vậy, Rằm tháng Giêng không phải là ngày lễ lớn theo quy định pháp luật.

Rằm tháng Giêng là ngày gì trong Phật giáo? Người lao động được nghỉ mấy ngày lễ, tết trong tháng Giêng?

Rằm tháng Giêng là ngày gì trong Phật giáo? Người lao động được nghỉ mấy ngày lễ, tết trong tháng Giêng? (Hình từ Internet)

Người lao động được nghỉ mấy ngày lễ, tết trong tháng Giêng? Người lao động là Phật tử có được nghỉ vào ngày Rằm tháng Giêng không?

Căn cứ vào Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo đó, người lao động sẽ được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương vào những ngày:

- Tết Dương lịch

- Tết Âm lịch

- Ngày Chiến thắng 30/4

- Ngày Quốc tế lao động

- Quốc khánh

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Theo đó, tháng Giêng năm 2025, người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương vào dịp Tết Âm lịch.

Ngày Rằm tháng Giêng không thuộc ngày lễ tết nào được phép nghỉ theo quy định cho nên vào ngày này người lao động không được nghỉ.

Do đó, người lao động là Phật tử cũng không được nghỉ vào ngày Rằm tháng Giêng.

Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong trường hợp nào?

Căn cứ vào 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:

Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Theo như quy định trên thì người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:

- Kết hôn

- Con đẻ, con nuôi kết hôn

- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết.

Rằm tháng Giêng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Rằm tháng giêng là Tết Nguyên tiêu đúng không? Tết Nguyên Tiêu năm nay là ngày mấy dương lịch? Có được nghỉ không?
Pháp luật
Đồ lễ cúng rằm tháng giêng? Sắm lễ cúng rằm tháng giêng? Mâm cơm cúng rằm tháng giêng chuẩn, đơn giản?
Pháp luật
Rằm tháng giêng cúng trước được không? Rằm tháng giêng cúng ngày nào? Rằm tháng giêng có phải lễ lớn?
Pháp luật
Lễ cúng rằm tháng giêng 2025 gồm những gì? Mâm cúng rằm tháng giêng 2025 thu hút tài lộc cho gia chủ?
Pháp luật
Rằm tháng giêng cúng xôi gì? Mâm cúng Rằm tháng Giêng đơn giản 2025? Rằm tháng Giêng 2025 có được nghỉ không?
Pháp luật
Cách cúng Rằm tháng Giêng 2025? Rằm tháng Giêng 2025 cúng gì? Cúng ngày nào? Cúng sớm được không?
Pháp luật
Khung giờ đẹp cúng Rằm tháng Giêng 2025 tài lộc? Ngày đẹp cúng Rằm tháng Giêng năm 2025? Lễ cúng Rằm tháng Giêng 2025?
Pháp luật
Bài cúng tạ đất Rằm tháng Giêng 2025 chi tiết, đầy đủ? Cúng đất tháng 2 ngày nào tốt? Cúng đất nên cúng sáng hay chiều?
Pháp luật
Stt chúc ngày Rằm tháng Giêng 2025 bình an, may mắn? Lời chúc ngày rằm 15 tháng giêng? Thắp hương Rằm tháng Giêng cần những gì?
Pháp luật
Giờ hoàng đạo Rằm tháng Giêng 2025 tốt? Cúng Rằm tháng Giêng mấy giờ là tốt? Cúng Rằm tháng Giêng 2025 vào ngày nào đẹp?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Rằm tháng Giêng
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
17 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Rằm tháng Giêng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Rằm tháng Giêng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào