Rằm tháng giêng là Tết Nguyên tiêu đúng không? Tết Nguyên Tiêu năm nay là ngày mấy dương lịch? Có được nghỉ không?

Rằm tháng giêng là Tết Nguyên tiêu đúng không? Tết Nguyên Tiêu năm nay là ngày mấy dương lịch? Tết Nguyên tiêu nên cúng gì, chay hay mặn? Tết Nguyên tiêu có được nghỉ làm không? Người lao động muốn nghỉ thêm sau Tết Âm lịch có được không?

Rằm tháng giêng là Tết Nguyên tiêu đúng không? Tết Nguyên Tiêu năm nay là ngày mấy dương lịch?

Năm 2025, rằm tháng Giêng (tức ngày 15 tháng 01 Âm lịch) nhằm ngày 12/02 Dương lịch.

Theo đó, Rằm tháng Giêng hay còn được gọi là Tết Nguyên tiêu hay Tết Thượng Nguyên. Thời điểm Tết diễn ra ngay sau Tết Nguyên đán, thường kéo dài 2 ngày từ ngày 14 tới ngày 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

Theo nghĩa đen của từ Tết Nguyên tiêu thì chữ “nguyên” mang nghĩa là thứ nhất, còn chữ “tiêu” mang ý nghĩa là đêm. Vì thế, gọi ngày rằm tháng Giêng là Tết Nguyên tiêu còn thể hiện ý nghĩa đây là đêm rằm đầu tiên của năm mới.

Đây cũng là dịp để mọi người mừng đón năm mới, cầu mong sức khỏe, tài lộc và bình an cho gia đình.

Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP có quy định như sau:

Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Như vậy, theo quy định trên đây thì ngày rằm tháng giêng năm 2025 hay Tết Nguyên tiêu không phải là ngày lễ lớn của nước ta theo pháp luật.

Rằm tháng giêng là Tết Nguyên tiêu đúng không? Tết Nguyên Tiêu năm nay là ngày mấy dương lịch?

Rằm tháng giêng là Tết Nguyên tiêu đúng không? Tết Nguyên Tiêu năm nay là ngày mấy dương lịch? Có được nghỉ không? (Hình từ Internet)

Tết Nguyên tiêu (rằm tháng Giêng) nên cúng gì? Chay hay mặn? Tết Nguyên tiêu có được nghỉ làm không?

Mâm cúng Rằm tháng Giêng hay Tết Nguyên tiêu theo truyền thống bao gồm mâm cỗ chay cúng trời Phật và mâm cỗ mặn cúng gia tiên.

Mâm cỗ chay cúng trời Phật thường có hoa quả, chè xôi, các món đậu, đặc biệt là bánh trôi nước, tượng trưng cho sự mong cầu mọi việc suôn sẻ, trôi chảy trong năm mới.

Mâm cỗ mặn cúng gia tiên thay đổi tùy theo vùng miền và điều kiện gia đình. Miền Bắc có chân giò hầm măng khô, canh bóng thả, nem rán; miền Trung cúng với thịt lợn, giá chua, giò chả; miền Nam thường có canh khổ qua, thịt kho tàu, gỏi tôm thịt…

Bên cạnh thức ăn, mâm cúng không thể thiếu hương, hoa tươi, đèn nến, trầu cau và rượu.

Tuy nhiên, tùy vào điều kiện và phong tục gia đình mà mâm cúng Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên tiêu) có thể chọn chạy hoặc mặn chủ yếu là lòng thành của người cúng và tiến hành tiết kiệm, tránh lãng phí. Có thể tham khảo:

- Mâm cỗ cúng chay có thể gồm: Xôi chè, bánh chay, canh rau củ, món xào chay, đậu hũ kho, nộm chay, trái cây tươi.

- Mâm cỗ cúng mặn thường có: Gà luộc, bánh chưng, giò chả, canh măng, xôi gấc, nem rán, rau củ luộc, trái cây tươi.

*Thông tin mâm cúng Tết Nguyên tiêu mang tính chất tham khảo

Đồng thời, căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết của người lao động như sau:

- Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

+ Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01/01 dương lịch);

+ Tết Âm lịch: 05 ngày;

+ Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

+ Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01/5 dương lịch);

+ Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02/9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

+ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

- Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

Tuy nhiên, nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định trên thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Như vậy, Tết Nguyên tiêu không thuộc một trong các ngày nghỉ lễ, Tết mà người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương theo quy định pháp luật.

Người lao động muốn nghỉ thêm sau Tết Âm lịch có được không?

Căn cứ Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.

Bên cạnh đó, căn cứ Điều 114 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ phép năm tăng thêm theo thâm niên làm việc, như sau:

Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc
Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.

Đồng thời, căn cứ tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Như vậy, người lao động có thể sử dụng ngày phép năm của mình để xin nghỉ thêm sau Tết Âm lịch 2025.

Tuy nhiên, để có thể thuận lợi xin nghỉ gộp nhiều ngày phép năm sau Tết Âm lịch thì người lao động cần phải thỏa thuận và được sự đồng ý từ doanh nghiệp.

Thực tế, quy định về lịch nghỉ phép năm của mỗi doanh nghiệp có thể khác nhau, tại một số doanh nghiệp có nội quy không được nghỉ phép liền kề sau tết thì người lao động cần tuân thủ nội quy. Do đó, cần xem xét lạinội quy của doanh nghiệp về nghỉ phép năm.

Nếu được duyệt cho nghỉ phép năm thì người lao động vẫn được hưởng nguyên lương những ngày này.

Mặt khác, người lao động cũng có thể thỏa thuận với doanh nghiệp về việc nghỉ thêm không lương sau Tết Âm lịch 2025 theo như quy định trên.

Xem và tải Mẫu đơn xin nghỉ phép cho người lao động mới nhất

Đơn xin nghỉ phép Tải về

Đơn xin nghỉ phép không lương Tải về

Rằm tháng Giêng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bài cúng tạ đất Rằm tháng Giêng 2025 chi tiết, đầy đủ? Cúng đất tháng 2 ngày nào tốt? Cúng đất nên cúng sáng hay chiều?
Pháp luật
Cúng Thần Tài rằm tháng Giêng gồm những gì 2025? Rằm tháng Giêng cúng gì cho Ông Địa Thần Tài? Bài cúng Rằm tháng Giêng bàn Thần Tài?
Pháp luật
Đồ lễ cúng rằm tháng giêng? Sắm lễ cúng rằm tháng giêng? Mâm cơm cúng rằm tháng giêng chuẩn, đơn giản?
Pháp luật
Khung giờ đẹp cúng Rằm tháng Giêng 2025 tài lộc? Ngày đẹp cúng Rằm tháng Giêng năm 2025? Lễ cúng Rằm tháng Giêng 2025?
Pháp luật
Cúng Rằm tháng Giêng 2025 gồm những gì? Mâm cúng Rằm tháng Giêng 2025 trái cây có những gì?
Pháp luật
Văn khấn Thần Tài ngày rằm tháng Giêng 2025 chuẩn? Cúng Rằm tháng Giêng 2025 từ ngày nào đẹp nhất?
Pháp luật
Bài khấn rằm tháng giêng Ất tỵ cho gia chủ? Thắp hương Rằm tháng giêng Ất tỵ cần chú ý vấn đề gì?
Pháp luật
Rằm tháng Giêng nên kiêng gì? Nên làm trong ngày Rằm tháng Giêng để cả năm may mắn? Thắp hương, đốt vàng mã vào ngày này có bị phạt tiền không?
Pháp luật
Rằm tháng Giêng cúng trái cây gì? Loại trái cây nào không nên cúng? Rằm tháng Giêng có được nghỉ làm không?
Pháp luật
Giờ hoàng đạo Rằm tháng Giêng 2025 tốt? Cúng Rằm tháng Giêng mấy giờ là tốt? Cúng Rằm tháng Giêng 2025 vào ngày nào đẹp?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Rằm tháng Giêng
25 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Rằm tháng Giêng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Rằm tháng Giêng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào