Rắn hổ chúa có phải động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ không? Nếu có thì ngâm rượu rắn hổ chúa có bị ở tù không?
Rắn hổ chúa có phải động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ không?
Rắn hổ chúa có phải động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ không, thì theo quy định tại STT 84 Mục 2 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 160/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 64/2019/NĐ-CP như sau:
Như vậy, theo quy định trên thì rắn hổ chúa là động vật thuộc danh mục động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Rắn hổ chúa có phải động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ không? Nếu có thì ngâm rượu rắn hổ chúa có bị ở tù không? (Hình từ Internet)
Người ngâm rượu rắn hổ chúa có bị ở tù không?
Người ngâm rượu rắn hổ chúa có bị ở tù không, thì theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 244 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi điểm a và điểm b khoản 64 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm
1. Người nào vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; động vật nguy cấp, quý hiếm thuộc Nhóm IB hoặc thuộc Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;"
b) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật quy định tại điểm a khoản này; ngà voi có khối lượng từ 02 kilôgam đến dưới 20 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 0,05 kilôgam đến dưới 01 kilôgam;
c) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật nguy cấp, quý hiếm Nhóm IB hoặc thuộc Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp mà không thuộc loài quy định tại điểm a khoản này với số lượng từ 03 đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 đến 15 cá thể động vật các lớp khác;
d) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép từ 03 đến 07 bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống cùng loại của động vật lớp thú, của 07 đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc 10 đến 15 cá thể động vật các lớp khác thuộc loài động vật quy định tại điểm c khoản này;
đ) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoặc tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống cùng loại của các động vật có số lượng dưới mức tối thiểu của các điểm b, c và d khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
…
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
g) Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;
h) Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm;
i) Buôn bán, vận chuyển qua biên giới;
k) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 08 cá thể lớp thú trở lên, 11 cá thể lớp chim, bò sát trở lên hoặc 16 cá thể động vật lớp khác trở lên quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
…
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
…
Theo quy định trên việc ngâm rượu rắn hổ chúa là hành vi vi phạm pháp luật và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm.
Hành vi cá nhân ngâm rượu rắn hổ chúa có thể bị phạt từ tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 15 năm (tùy thuộc vào số lượng cá thể của hành vi này).
Ngoài ra thì người tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Người ngâm rượu rắn hổ chúa bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng ăn năn hối cải thì có được giảm nhẹ trách nhiệm không?
Người ngâm rượu rắn hổ chúa bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng ăn năn hối cải thì có được giảm nhẹ trách nhiệm không, thì theo quy định tại điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi điểm a khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
…
s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
...
Như vậy, người ngâm rượu rắn hổ chúa nhưng ăn năn hối cải thì có thể được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong trường hợp bị kết tội về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm như phân tích trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?