Rau đóng hộp là gì? Rau đóng hộp phải có màu, hương và vị tự nhiên đáp ứng chỉ tiêu chất lượng thế nào?
Rau đóng hộp là gì?
Theo quy định tại Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10394:2014 (CODEX STAN 297:2009) về Rau đóng hộp thì rau đóng hộp được định nghĩa là các sản phẩm:
- Được chế biến từ rau lành lặn, còn tươi (trừ hạt đậu Hà Lan khô chế biến) hoặc đã được bảo quản lạnh như định nghĩa trong các Phụ lục tương ứng ban hành kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10394:2014 (CODEX STAN 297:2009), có độ già thích hợp để chế biến.
Không cần loại bỏ bất kỳ các thành phần nào khác của rau, tùy thuộc vào sản phẩm được chế biến, chúng phải được rửa sạch và sơ chế thích hợp. Chúng phải được rửa, bỏ vỏ, phân loại, cắt v.v..., tùy thuộc vào loại sản phẩm.
- Được đóng hộp cùng với môi trường lỏng thích hợp hoặc được đóng gói chân không với môi trường đóng gói không vượt quá 20 % khối lượng tịnh của sản phẩm và bao bì được hàn kín trong các điều kiện để tạo áp suất bên trong phù hợp với thực hành sản xuất tốt;
- Được chế biến nhiệt, theo cách thức phù hợp, trước hoặc sau khi ghép kín hộp, để tránh bị hư hỏng và cần đảm bảo rằng sản phẩm ổn định trong điều kiện bảo quản thông thường ở nhiệt độ phòng.
Rau đóng hộp là gì? (Hình từ Internet)
Rau đóng hộp phải có màu, hương và vị tự nhiên đáp ứng chỉ tiêu chất lượng thế nào?
Yêu cầu về chỉ tiêu chất lượng đối với rau đóng hộp được quy định tại tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10394:2014 (CODEX STAN 297:2009) về Rau đóng hộp như sau:
Thành phần chính và các chỉ tiêu chất lượng
...
3.2. Chỉ tiêu chất lượng
3.2.1. Màu sắc, hương và trạng thái
Rau đóng hộp phải có màu, hương và vị tự nhiên tương ứng với loại rau và môi trường đóng hộp được sử dụng và phải có trạng thái đặc trưng của sản phẩm.
3.2.2. Định nghĩa khuyết tật và sai số cho phép
Rau đóng hộp về cơ bản không có khuyết tật. Không có các khuyết tật thông thường với lượng lớn hơn các giới hạn đưa ra trong các Phụ lục tương ứng.
3.3. Phân loại hộp “khuyết tật”
Hộp bị coi là khuyết tật khi không đáp ứng một hoặc một số các yêu cầu chất lượng quy định nêu trong 3.2 (trừ hộp tính theo trung bình mẫu).
3.4. Chấp nhận lô hàng
Lô hàng được coi là đáp ứng các yêu cầu về chất lượng quy định nêu trong 3.2 khi:
1) đối với các yêu cầu không tính theo trung bình, thì số “khuyết tật” như định nghĩa trong 3.3 không vượt quá số chấp nhận (c) của phương án lấy mẫu thích hợp với AQL bằng 6,5; và
2) lô hàng phải đáp ứng các yêu cầu nêu trong 3.2 tính theo trung bình mẫu.
Như vậy, theo quy định, rau đóng hộp phải có màu, hương và vị tự nhiên tương ứng với loại rau và môi trường đóng hộp được sử dụng và phải có trạng thái đặc trưng của sản phẩm.
Tên của sản phẩm rau đóng hộp có phải bao gồm tên môi trường đóng gói không?
Tên của sản phẩm rau đóng hộp được quy định tại Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10394:2014 (CODEX STAN 297:2009) về Rau đóng hộp như sau:
Ghi nhãn
8.1. Các sản phẩm quy định trong tiêu chuẩn này được ghi nhãn theo CODEX STAN 1-19858) General standard for the labelling of pre-packaged foods (Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn), ngoài ra cần áp dụng các yêu cầu cụ thể như sau:
8.2.1. Tên sản phẩm
Tên của sản phẩm đóng hộp phải đúng với định nghĩa trong các Phụ lục tương ứng.
8.2.2. Khi rau được phân loại theo kích cỡ (hoặc các kích cỡ hỗn hợp) thì kích cỡ theo định nghĩa trong các Phụ lục tương ứng có thể được công bố như một phần của tên gọi hoặc gần sát với tên của sản phẩm.
8.2.3. Tên của sản phẩm phải bao gồm tên môi trường đóng gói như trong 2.1.2 (a). Đối với rau đóng hộp theo 2.1.2 (b) thì từ “đóng gói chân không” phải được gắn với tên thương mại của sản phẩm hoặc gần sát với tên của sản phẩm.
8.2.4. Các dạng khác: Nếu sản phẩm được chế biến phù hợp với các dạng khác (trong 2.2.1) thì trên nhãn phải ghi từ hoặc cụm từ phụ gần sát với tên sản phẩm, sao cho tránh gây hiểu nhầm hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
8.2.5. Nếu có thành phần bổ sung, như trong 3.1.2 và 3.1.3, làm thay đổi hương đặc trưng của sản phẩm thì tên của sản phẩm phải bổ sung bằng thuật ngữ thích hợp “có tạo hương X” hoặc “có hương X”.
8.3. Ghi nhãn vật chứa không để bán lẻ
Ngoài tên của sản phẩm, dấu hiệu nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà đóng gói, nhà phân phối hoặc nhà nhập khẩu, cũng như các hướng dẫn bảo quản phải được ghi trên nhãn thì thông tin đối với các vật chứa sản phẩm không để bán lẻ cũng phải ghi trên nhãn hoặc trong các tài liệu kèm theo. Tuy nhiên, việc nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ nhà sản xuất hoặc nhà đóng gói, nhà phân phối hoặc nhà nhập khẩu có thể thay bằng ký hiệu nhận biết, với điều kiện là ký hiệu đó có thể dễ dàng nhận biết cùng với các tài liệu kèm theo lô hàng.
Như vậy, theo quy định, tên của sản phẩm rau đóng hộp phải bao gồm tên môi trường đóng gói (trong môi trường lỏng).
Đối với rau đóng hộp được đóng gói chân thì từ “đóng gói chân không” phải được gắn với tên thương mại của sản phẩm hoặc gần sát với tên của sản phẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?