Rò trực tràng niệu đạo là gì? Phẫu thuật đóng rò trực tràng niệu đạo chỉ định trong trường hợp nào?
Rò trực tràng niệu đạo là gì?
Phẫu thuật đóng rò trực tràng niệu đạo là một trong 60 Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016.
Căn cứ theo Mục I Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phẫu thuật đóng rò trực tràng niệu đạo ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
PHẪU THUẬT ĐÓNG RÒ TRỰC TRÀNG - NIỆU ĐẠO
I. ĐẠI CƯƠNG
Rò trực tràng - niệu đạo (RTTNĐ) là một thông thương bất thường giữa trực tràng và niệu đạo, nó làm cho khí hoặc phân từ trực tràng vào niệu đạo cũng như nước tiểu chảy qua lỗ hậu môn. RTTNĐ thường là do các chấn thương hoặc các can thiệp phẫu thuật, thủ thuật niệu đạo, một số là do biến chứng của sỏi kẹt niệu đạo. Bệnh gặp chủ yếu ở nam giới. Một số ít RTTNĐ có thể tự đóng lại, nhưng hầu hết cần phải được điều trị bằng phẫu thuật.
Theo đó, rò trực tràng - niệu đạo (RTTNĐ) là một thông thương bất thường giữa trực tràng và niệu đạo, nó làm cho khí hoặc phân từ trực tràng vào niệu đạo cũng như nước tiểu chảy qua lỗ hậu môn.
RTTNĐ thường là do các chấn thương hoặc các can thiệp phẫu thuật, thủ thuật niệu đạo, một số là do biến chứng của sỏi kẹt niệu đạo.
Bệnh gặp chủ yếu ở nam giới. Một số ít RTTNĐ có thể tự đóng lại, nhưng hầu hết cần phải được điều trị bằng phẫu thuật.
Như vậy, phẫu thuật đóng rò trực tràng niệu đạo sẽ thực hiện khi có một thông thương bất thường giữa trực tràng và niệu đạo, do biến chứng của sỏi kẹt niệu đạo.
Rò trực tràng (hình từ internet)
Phẫu thuật đóng rò trực tràng niệu đạo chỉ định trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Mục II Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phẫu thuật đóng rò trực tràng niệu đạo ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
PHẪU THUẬT ĐÓNG RÒ TRỰC TRÀNG - NIỆU ĐẠO
...
II. CHỈ ĐỊNH
- Rò trực tràng niệu đạo điều trị bảo tồn thất bại (điều trị bảo tồn bằng đặt sonde niệu đạo, mở thông bàng quang)
Theo đó, phẫu thuật đóng rò trực tràng niệu đạo được chỉ định trong trường hợp; Rò trực tràng niệu đạo điều trị bảo tồn thất bại (điều trị bảo tồn bằng đặt sonde niệu đạo, mở thông bàng quang).
Như vậy, nếu người bệnh thuộc trường hợp neu trên thì có thể tiến hành thực hiện phẫu thuật đóng rò trực tràng niệu đạo.
Phẫu thuật đóng rò trực tràng niệu đạo sẽ thực hiện theo các bước như thế nào?
Căn cứ theo Mục IV Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phẫu thuật đóng rò trực tràng niệu đạo ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
PHẪU THUẬT ĐÓNG RÒ TRỰC TRÀNG - NIỆU ĐẠO
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên tiêu hóa hoặc tiết niệu hoặc phối hợp cả 2 chuyên khoa
2. Người bệnh: Người bệnh cần được chuẩn bị đại tràng trước mổ như một phẫu thuật cắt đoạn trực tràng.
3. Phương tiện: Bộ dụng cụ đại phẫu
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 180 phút
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Sản khoa
2. Vô cảm: Tê tủy sống hoặc mê nội khí quản
3. Kỹ thuật:
- Đường mổ: Đường trắng giữa dưới rốn kết hợp đường tầng sinh môn
- Tìm niệu đạo
- Rạch da đường ngang phía trước lỗ hậu môn, bóc tách các lớp để tìm đường rò niệu đạo trực tràng.
*Về tiết niệu:
- Tìm thấy lỗ rò, đặt sonde bàng quang, khâu lại niệu đạo hoặc cắt đoạn nối tận tận trên sonde bàng quang
- Mở thông bàng quang
*Về trực tràng:
- Khâu lại lỗ rò trực tràng
- Làm hậu môn nhân tạo trong trường hợp tổ chức thành trực tràng mủn, nguy cơ bục cao
Theo đó, phẫu thuật đóng rò trực tràng niệu đạo sẽ thực hiện theo hai bước lớn, cụ thể bước chuẩn bị đầu tiên sẽ bao gồm:
Bước 1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên tiêu hóa hoặc tiết niệu hoặc phối hợp cả 2 chuyên khoa
Bước 2. Người bệnh: Người bệnh cần được chuẩn bị đại tràng trước mổ như một phẫu thuật cắt đoạn trực tràng.
Bước 3. Phương tiện: Bộ dụng cụ đại phẫu
Bước 4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 180 phút
Sau khi thực hiện xong bước chuẩn bị thì đến bước tiến hành như sau:
Bước 1. Tư thế: Sản khoa
Bước 2. Vô cảm: Tê tủy sống hoặc mê nội khí quản
Bước 3. Kỹ thuật:
- Đường mổ: Đường trắng giữa dưới rốn kết hợp đường tầng sinh môn
- Tìm niệu đạo
- Rạch da đường ngang phía trước lỗ hậu môn, bóc tách các lớp để tìm đường rò niệu đạo trực tràng.
*Về tiết niệu:
- Tìm thấy lỗ rò, đặt sonde bàng quang, khâu lại niệu đạo hoặc cắt đoạn nối tận tận trên sonde bàng quang
- Mở thông bàng quang
*Về trực tràng:
- Khâu lại lỗ rò trực tràng
- Làm hậu môn nhân tạo trong trường hợp tổ chức thành trực tràng mủn, nguy cơ bục cao.
Như vậy, có thể thấy rằng phẫu thuật đóng rò trực tràng niệu đạo sẽ thực hiện theo các bước trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?