Rủi ro tín dụng trong hoạt động tổ chức tín dụng là gì? Giá trị vàng miếng để tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro tín dụng?
Rủi ro tín dụng trong hoạt động tổ chức tín dụng là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 86/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Rủi ro tín dụng trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là rủi ro) là khả năng xảy ra tổn thất đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không có khả năng trả được một phần hoặc toàn bộ nợ của mình theo hợp đồng hoặc thỏa thuận (sau đây gọi là thỏa thuận) với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì rủi ro tín dụng trong hoạt động của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất đối với nợ của tổ chức tín dụng do khách hàng không có khả năng trả được một phần hoặc toàn bộ nợ của mình theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với tổ chức tín dụng.
Rủi ro tín dụng trong hoạt động tổ chức tín dụng là gì? Giá trị vàng miếng để tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro tín dụng? (Hình từ Internet)
Các trường hợp sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng?
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 86/2024/NĐ-CP các trường hợp sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng như sau:
Tổ chức tín dụng (trừ tổ chức tài chính vi mô), chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong những trường hợp như sau:
- Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản; cá nhân bị chết, mất tích;
- Các khoản nợ được phân loại vào nợ nhóm 5.
Đối với tổ chức tài chính vi mô thì sẽ sẽ sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong những trường hợp sau:
- Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản; cá nhân bị chết, mất tích;
- Các khoản nợ được phân loại vào nợ nhóm 5.
- Khách hàng là cá nhân bị thương tật vĩnh viễn không còn khả năng lao động tạo thu nhập.
Ngoài ra, khi sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
- Đối với trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ theo thỏa thuận của các bên và theo quy định của pháp luật, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro đối với số dư nợ còn lại của khoản nợ;
Trường hợp sử dụng dự phòng cụ thể không đủ bù đắp rủi ro của khoản nợ thì sử dụng dự phòng chung để xử lý rủi ro;
- Đối với trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo nguyên tắc sau:
+ Sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro đối với khoản nợ đó;
+ Khẩn trương tiến hành xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ;
+ Trường hợp sử dụng dự phòng cụ thể và số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm không đủ bù đắp rủi ro của khoản nợ thì sử dụng dự phòng chung để xử lý rủi ro;
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hạch toán ngoại bảng phần dư nợ đã sử dụng dự phòng cụ thể, dự phòng chung để xử lý rủi ro quy định tại các điểm a, b khoản 3 Điều 11 Nghị định 86/2024/NĐ-CP
Giá trị tài sản bảo đảm là vàng miếng để tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được xác định như nào?
Giá trị vàng miếng được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 86/2024/NĐ-CP như sau:
Giá trị tài sản bảo đảm để tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro
Giá trị tài sản bảo đảm để tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định như sau:
1. Vàng miếng: Giá mua vào tại trụ sở chính của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng sở hữu nhãn hiệu vàng miếng tại thời điểm cuối ngày của ngày gần nhất có giao dịch trước ngày trích lập dự phòng cụ thể.
2. Chứng khoán đã niêm yết (bao gồm cả cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng khoán phái sinh, chứng quyền có bảo đảm đã niêm yết): Giá đóng cửa tại ngày gần nhất có giao dịch trước ngày trích lập dự phòng cụ thể. Trường hợp chứng khoán đã niêm yết trên thị trường mà không có giao dịch trong vòng 30 ngày trước ngày trích lập dự phòng cụ thể và trường hợp tại ngày trích lập dự phòng cụ thể, chứng khoán bị hủy niêm yết hoặc bị đình chỉ giao dịch hoặc bị ngừng giao dịch, thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định giá trị tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 6 Điều này.
3. Cổ phiếu đã đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom: Giá tham chiếu tại ngày giao dịch liền kề gần nhất trước ngày trích lập dự phòng cụ thể do Sở Giao dịch chứng khoán công bố. Trường hợp cổ phiếu của công ty cổ phần đã đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom mà không có giao dịch trong vòng 30 ngày trước ngày trích lập dự phòng cụ thể và trường hợp tại ngày trích lập dự phòng cụ thể, cổ phiếu bị hủy niêm yết hoặc bị đình chỉ giao dịch hoặc bị ngừng giao dịch, thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định giá trị tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 6 Điều này.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì giá trị tài sản bảo đảm là vàng miếng để tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được xác định là giá mua vào tại trụ sở chính của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng sở hữu nhãn hiệu vàng miếng tại thời điểm cuối ngày của ngày gần nhất có giao dịch trước ngày trích lập dự phòng cụ thể.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết công tác mặt trận thôn, bản, khu phố? Hướng dẫn lập Báo cáo tổng kết công tác mặt trận?
- Báo cáo thành tích tập thể Ban công tác Mặt trận thôn? Tải về mẫu báo cáo thành tích tập thể Ban công tác Mặt trận?
- Thẩm quyền giám sát việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương? Nguyên tắc hoán đổi trái phiếu?
- Ngày 7 tháng 12 là ngày gì? Ngày 7 tháng 12 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 7 tháng 12 có sự kiện gì trên thế giới?
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?