Rừng đặc dụng là gì? Tiêu chí đối với khu bảo vệ cảnh quan được xác định là rừng đặc dụng là gì?
Rừng đặc dụng là gì?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định rừng được phân thành 3 loại là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.
Trong đó rừng đặc dụng là rừng sử dụng chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh kết hợp du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
Các khu vực có thể được xác định là rừng đặc dụng bao gồm:
- Vườn quốc gia;
- Khu dự trữ thiên nhiên;
- Khu bảo tồn loài - sinh cảnh;
- Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; rừng tín ngưỡng; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao;
- Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; vườn thực vật quốc gia; rừng giống quốc gia.
Rừng đặc dụng (Hình từ Internet)
Tiêu chí đối với khu bảo vệ cảnh quan được xác định là rừng đặc dụng là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định về tiêu chí để xác định khu bảo vệ cảnh quan là rừng đặc dụng như sau:
- Rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đáp ứng các tiêu chí sau: có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng hoặc có đối tượng thuộc danh mục kiểm kê di tích theo quy định của pháp luật về văn hóa; có giá trị về khoa học, giáo dục, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
- Rừng tín ngưỡng đáp ứng các tiêu chí sau: có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; khu rừng gắn với niềm tin, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng;
- Rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao đáp ứng các tiêu chí sau: khu rừng có chức năng phòng hộ, bảo vệ cảnh quan, môi trường; được quy hoạch gắn liền với khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.
Nội dung của dự án thành lập khu rừng đặc dụng là gì?
Căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 9 Nghị định 156/2018/NĐ-CP thì nguyên tắc thành lập rừng đặc dụng phải có dự án thành lập khu rừng đặc dụng phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia, không thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học.
Và dự án thành lập khu rừng đặc dụng có nội dung như sau:
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng rừng, các hệ sinh thái tự nhiên; các giá trị về đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật; giá trị lịch sử, văn hóa, cảnh quan, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; khoa học, thực nghiệm, giáo dục môi trường và cung ứng dịch vụ môi trường rừng;
- Đánh giá về hiện trạng quản lý, sử dụng rừng, đất đai, mặt nước vùng dự án;
- Đánh giá về hiện trạng dân sinh, kinh tế - xã hội;
- Xác định các mục tiêu thành lập khu rừng đặc dụng đáp ứng tiêu chí rừng đặc dụng;
- Xác định phạm vi ranh giới, diện tích khu rừng đặc dụng, các phân khu và vùng đệm trên bản đồ;
- Các chương trình hoạt động, phương án ổn định đời sống dân cư vùng đệm, giải pháp thực hiện, tổ chức quản lý;
- Xác định khái toán vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư xây dựng khu rừng đặc dụng; kinh phí thường xuyên cho các hoạt động bảo vệ rừng, bảo tồn, nâng cao đời sống người dân; hiệu quả đầu tư;
- Tổ chức thực hiện dự án.
Các tài liệu có trong hồ sơ thành lập rừng đặc dụng là gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 9 Nghị định 156/2018/NĐ-CP thì hồ sơ thành lập khu rừng đặc dụng bao gồm:
- Tờ trình thành lập khu rừng đặc dụng (bản chính);
- Dự án thành lập khu rừng đặc dụng (bản chính);
- Bản đồ hiện trạng khu rừng đặc dụng (bản chính) tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 theo hệ quy chiếu VN2000 tùy theo quy mô diện tích của khu rừng đặc dụng;
- Tổng hợp ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan;
- Kết quả thẩm định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?