Rừng phòng hộ đầu nguồn là gì? Dự án thành lập khu rừng phòng hộ đầu nguồn gồm có những nội dung nào?

Rừng phòng hộ đầu nguồn là gì? Dự án thành lập khu rừng phòng hộ đầu nguồn gồm có những nội dung nào? Trình tự thành lập khu rừng phòng hộ đầu nguồn được thực hiện theo mấy bước? - Câu hỏi của anh K. (Đồng Nai).

Rừng phòng hộ đầu nguồn là gì? Dự án thành lập khu rừng phòng hộ đầu nguồn gồm có những nội dung nào?

Rừng phòng hộ đầu nguồn được giải thích theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 156/2018/NĐ-CP là rừng thuộc lưu vực của sông, hồ, đáp ứng các tiêu chí sau đây:

- Về địa hình: có địa hình đồi, núi và độ dốc từ 15 độ trở lên;

- Về lượng mưa: có lượng mưa bình quân hằng năm từ 2.000 mm trở lên hoặc từ 1.000 mm trở lên nhưng tập trung trong 2 - 3 tháng;

- Về thành phần cơ giới và độ dày tầng đất: loại đất cát hoặc cát pha trung bình hay mỏng, có độ dày tầng đất dưới 70 cm; nếu là đất thịt nhẹ hoặc trung bình, độ dày tầng đất dưới 30 cm.

Dự án thành lập khu rừng phòng hộ đầu nguồn gồm có những nội dung được căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 156/2018/NĐ-CP như sau:

Thành lập khu rừng phòng hộ
...
2. Nội dung của dự án thành lập khu rừng phòng hộ
a) Đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng rừng, các hệ sinh thái tự nhiên; các giá trị về phòng hộ, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, cung cấp gỗ và lâm sản ngoài gỗ, cung ứng dịch vụ môi trường rừng và đa dạng sinh học;
b) Đánh giá về hiện trạng quản lý, sử dụng rừng, đất đai, mặt nước vùng dự án;
c) Đánh giá về hiện trạng dân sinh, kinh tế - xã hội;
d) Xác định các mục tiêu thành lập khu rừng phòng hộ đáp ứng tiêu chí rừng phòng hộ;
đ) Xác định phạm vi ranh giới, diện tích khu rừng phòng hộ trên bản đồ;
e) Các chương trình hoạt động, giải pháp thực hiện, tổ chức quản lý;
g) Xác định khái toán vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư xây dựng khu rừng phòng hộ; kinh phí thường xuyên cho các hoạt động bảo vệ, nâng cao đời sống người dân; hiệu quả đầu tư;
h) Tổ chức thực hiện dự án.
...

Theo quy định nêu trên thì nội dung của dự án thành lập khu rừng phòng hộ đầu nguồn gồm có:

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng rừng, các hệ sinh thái tự nhiên; các giá trị về phòng hộ, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, cung cấp gỗ và lâm sản ngoài gỗ, cung ứng dịch vụ môi trường rừng và đa dạng sinh học;

- Đánh giá về hiện trạng quản lý, sử dụng rừng, đất đai, mặt nước vùng dự án;

- Đánh giá về hiện trạng dân sinh, kinh tế - xã hội;

- Xác định các mục tiêu thành lập khu rừng phòng hộ đáp ứng tiêu chí rừng phòng hộ;

- Xác định phạm vi ranh giới, diện tích khu rừng phòng hộ trên bản đồ;

- Các chương trình hoạt động, giải pháp thực hiện, tổ chức quản lý;

- Xác định khái toán vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư xây dựng khu rừng phòng hộ; kinh phí thường xuyên cho các hoạt động bảo vệ, nâng cao đời sống người dân; hiệu quả đầu tư;

- Tổ chức thực hiện dự án.

rừng phòng hộ đầu nguồn

Rừng phòng hộ đầu nguồn là gì? Dự án thành lập khu rừng phòng hộ đầu nguồn gồm có những nội dung nào? (Hình từ Internet)

Muốn thành lập khu rừng phòng hộ đầu nguồn cần chuẩn bị hồ sơ thế nào?

Muốn thành lập khu rừng phòng hộ đầu nguồn cần chuẩn bị hồ sơ được căn cứ theo khoản 3 Điều 17 Nghị định 156/2018/NĐ-CP như sau:

- Tờ trình của cơ quan quản lý khu rừng phòng hộ (bản chính);

- Dự án thành lập khu rừng phòng hộ (bản chính);

- Bản đồ hiện trạng khu rừng phòng hộ (bản chính) tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 theo hệ quy chiếu VN2000 tùy theo quy mô diện tích của khu rừng phòng hộ;

- Tổng hợp ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan;

- Kết quả thẩm định.

Trình tự thành lập khu rừng phòng hộ đầu nguồn được thực hiện theo mấy bước?

Trình tự thành lập khu rừng phòng hộ đầu nguồn được xác định theo khoản 4 và khoản 5 Điều 17 Nghị định 156/2018/NĐ-CP như sau:

(1) Trình tự thành lập khu rừng phòng hộ đầu nguồn nằm trên địa bàn 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tổ chức xây dựng dự án, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập khu rừng phòng hộ theo trình tự sau đây:

Bước 01: Tổ chức xây dựng dự án thành lập khu rừng phòng hộ;

Bước 02: Lấy ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức, cá nhân liên quan.

Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trả lời bằng văn bản gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Bước 03: Trong thời hạn 30 ngày làm việc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu rừng phòng hộ;

Bước 04: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định thành lập khu rừng phòng hộ.

(2) Trình tự thành lập khu rừng phòng hộ đầu nguồn nằm trên địa bàn còn lại

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tổ chức xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập khu rừng phòng hộ theo trình tự sau đây:

Bước 01: Tổ chức xây dựng dự án thành lập khu rừng phòng hộ;

Bước 02: Lấy ý kiến tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý, cơ quan tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trả lời bằng văn bản gửi về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

Bước 03: Trong thời hạn 30 ngày làm việc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu rừng phòng hộ;

Bước 04: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định thành lập khu rừng phòng hộ.

Rừng phòng hộ Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Rừng phòng hộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Lực lượng vũ trang nhân dân có được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ để quản lý, sử dụng, bảo vệ, phát triển rừng không?
Pháp luật
Hộ gia đình không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ thì có được mua đất nông nghiệp trong khu vực đó hay không?
Pháp luật
Người sử dụng đất rừng phòng hộ có phải nộp tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất hay không?
Pháp luật
Hộ gia đình được Nhà nước giao rừng phòng hộ có được khai thác gỗ trong trường hợp rừng phòng hộ là rừng tự nhiên không?
Pháp luật
Tiêu chí đối với rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay phải đáp ứng các yêu cầu gì? Trách nhiệm quản lý về rừng phòng hộ, bảo vệ rừng phòng hộ được quy định ra sao?
Pháp luật
Giá trị quyền sử dụng rừng là gì? Cộng đồng dân cư được giao rừng phòng hộ thì có được thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng rừng không?
Pháp luật
Nhà nước có giao rừng phòng hộ đầu nguồn không thu tiền sử dụng rừng đối với những cá nhân hộ gia đình cư trú ở nơi khác đến không?
Pháp luật
Cá nhân sử dụng đất rừng phòng hộ có phải trả tiền sử dụng đất? Có được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?
Pháp luật
Hồ sơ thành lập khu rừng phòng hộ có bắt buộc phải có bản đồ hiện trạng khu rừng phòng hộ tỷ lệ 1/5.000 không?
Pháp luật
Quyền của cộng đồng dân cư được giao rừng phòng hộ? Có bao nhiêu loại rừng phòng hộ theo quy định?
Pháp luật
Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để làm gì? Đối tượng nào được Nhà nước giao rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng rừng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Rừng phòng hộ
2,173 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Rừng phòng hộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Rừng phòng hộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào