Rừng thứ sinh được hiểu như thế nào? Các tiêu chí xác định rừng thứ sinh được quy định cụ thể ra sao?

Rừng thứ sinh được hiểu như thế nào? Các tiêu chí xác định rừng thứ sinh được quy định cụ thể ra sao? Khi đốt nương rẫy để chuẩn bị đất trồng rừng thì người sử dụng lửa phải thực hiện biện pháp an toàn gì? - câu hỏi của anh Hải (Hà Giang).

Rừng thứ sinh được hiểu như thế nào?

Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định như sau:

4. Rừng thứ sinh là rừng tự nhiên đã bị tác động bởi con người tới mức làm cấu trúc rừng bị thay đổi, gồm: rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên sau nương rẫy, cháy rừng hoặc các hoạt động làm mất rừng khác; rừng thứ sinh sau khai thác chọn cây gỗ và các loại lâm sản khác.

Như vậy, rừng thứ sinh là rừng tự nhiên đã bị tác động bởi con người tới mức làm cấu trúc rừng bị thay đổi, gồm: rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên sau nương rẫy, cháy rừng hoặc các hoạt động làm mất rừng khác; rừng thứ sinh sau khai thác chọn cây gỗ và các loại lâm sản khác.

Các tiêu chí xác định rừng thứ sinh được quy định cụ thể ra sao?

Theo Điều 4 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Tiêu chí rừng tự nhiên
Rừng tự nhiên bao gồm rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh khi đạt các tiêu chí sau đây:
1. Độ tàn che của các loài cây thân gỗ, tre nứa, cây họ cau (sau đây gọi tắt là cây rừng) là thành phần chính của rừng tự nhiên từ 0,1 trở lên.
2. Diện tích liền vùng từ 0,3 ha trở lên.
3. Chiều cao trung bình của cây rừng là thành phần chính của rừng tự nhiên được phân chia theo các điều kiện lập địa như sau:
a) Rừng tự nhiên trên đồi, núi đất và đồng bằng: chiều cao trung bình của cây rừng từ 5,0 m trở lên;
b) Rừng tự nhiên trên đất ngập nước ngọt: chiều cao trung bình của cây rừng từ 2,0 m trở lên;
c) Rừng tự nhiên trên đất ngập phèn: chiều cao trung bình của cây rừng từ 1,5 m trở lên;
d) Rừng tự nhiên trên núi đá, đất cát, đất ngập mặn và các kiểu rừng ở điều kiện sinh thái đặc biệt khác: chiều cao trung bình của cây rừng từ 1,0 m trở lên.

Căn cứ trên quy định rừng thứ sinh phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:

- Độ tàn che của các loài cây thân gỗ, tre nứa, cây họ cau (sau đây gọi tắt là cây rừng) là thành phần chính của rừng tự nhiên từ 0,1 trở lên.

- Diện tích liền vùng từ 0,3 ha trở lên.

- Chiều cao trung bình của cây rừng là thành phần chính của rừng tự nhiên được phân chia theo các điều kiện lập địa như sau:

+ Rừng thứ sinh trên đồi, núi đất và đồng bằng: chiều cao trung bình của cây rừng từ 5,0 m trở lên;

+ Rừng thứ sinh trên đất ngập nước ngọt: chiều cao trung bình của cây rừng từ 2,0 m trở lên;

+ Rừng thứ sinh trên đất ngập phèn: chiều cao trung bình của cây rừng từ 1,5 m trở lên;

+ Rừng thứ sinh trên núi đá, đất cát, đất ngập mặn và các kiểu rừng ở điều kiện sinh thái đặc biệt khác: chiều cao trung bình của cây rừng từ 1,0 m trở lên.

Rừng thứ sinh

Rừng thứ sinh được hiểu như thế nào? Các tiêu chí xác định rừng thứ sinh được quy định cụ thể ra sao? (Hình từ Internet)

Khi đốt nương rẫy để chuẩn bị đất trồng rừng thì người sử dụng lửa phải thực hiện biện pháp an toàn gì?

Theo khoản 3 Điều 47 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Điều kiện an toàn về phòng cháy đối với khu rừng
1. Điều kiện an toàn về phòng cháy đối với khu rừng
a) Có quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy rừng; có biển báo, biển cấm lửa được bố trí tại các vị trí quy định, phù hợp với đặc điểm và tính chất cháy của từng loại rừng;
b) Có phương án phòng cháy và chữa cháy rừng quy định tại Điều 45 của Nghị định này;
c) Có các công trình phòng cháy và chữa cháy rừng phù hợp với đặc điểm và tính chất của từng loại rừng;
d) Trang bị phương tiện, dụng cụ phòng cháy và chữa cháy rừng phù hợp với đặc điểm và tính chất cháy của từng loại rừng theo phương án phòng cháy và chữa cháy rừng;
đ) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy rừng và tổ chức thường trực sẵn sàng, đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ;
e) Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
2. Đối với các khu rừng có đường sắt, đường dây điện cao thế, đường ống dẫn khí đốt, dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ đi qua và công trình có nguy cơ gây cháy rừng phải có đường băng cản lửa, hành lang an toàn phù hợp với từng loại công trình theo quy định của pháp luật và thường xuyên kiểm tra, dọn sạch vật liệu cháy trong đường băng cản lửa.
3. Khi đốt nương, rẫy, đồng ruộng, đốt thực bì để chuẩn bị đất trồng rừng và làm giảm vật liệu cháy trong rừng, người sử dụng lửa phải thực hiện:
a) Biện pháp an toàn phòng cháy và chữa cháy;
b) Không đốt vào những ngày có dự báo nguy cơ cháy rừng ở cấp IV, cấp V. Trong ngày, tiến hành đốt lúc gió nhẹ, vào trước 9 giờ buổi sáng và sau 16 giờ buổi chiều;
c) Trước khi đốt phải thông báo với trưởng thôn, bản, tổ đội phòng cháy, chữa cháy rừng. Trong khi đốt phải bố trí người canh gác, có đủ dụng cụ để dập lửa khi cháy lan vào rừng; sau khi đốt xong phải dập tắt hết tàn lửa.
4. Sử dụng lửa ở những cơ sở, công trình, công trường và nhà ở được phép bố trí ở trong rừng phải bảo đảm không để cháy lan vào rừng; sau khi sử dụng lửa phải dập tắt hết tàn lửa.

Như vậy, khi đốt nương rẫy để chuẩn bị đất trồng rừng và làm giảm vật liệu cháy trong rừng người sử dụng lửa phải thực hiện các biện pháp sau đây:

- Biện pháp an toàn phòng cháy và chữa cháy;

- Không đốt vào những ngày có dự báo nguy cơ cháy rừng ở cấp IV, cấp V. Trong ngày, tiến hành đốt lúc gió nhẹ, vào trước 9 giờ buổi sáng và sau 16 giờ buổi chiều;

- Trước khi đốt phải thông báo với trưởng thôn, bản, tổ đội phòng cháy, chữa cháy rừng. Trong khi đốt phải bố trí người canh gác, có đủ dụng cụ để dập lửa khi cháy lan vào rừng; sau khi đốt xong phải dập tắt hết tàn lửa.

Rừng thứ sinh
Rừng tự nhiên Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Rừng tự nhiên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Rừng tự nhiên bao gồm những loại rừng nào?
Pháp luật
Giá trị rừng tự nhiên tối đa là gì? Giá trị rừng tự nhiên được tính theo công thức nào theo quy định?
Pháp luật
Rừng tự nhiên có bị đóng cửa khi nạn phá rừng trái quy định có nguy cơ làm suy giảm nghiêm trọng tài nguyên rừng hay không?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị mở cửa rừng tự nhiên của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm những tài liệu nào?
Pháp luật
Có những loại rừng tự nhiên nào? Có được chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác không?
Pháp luật
Rừng tự nhiên rơi vào trạng thái suy giảm nghiêm trọng về tài nguyên rừng do hoạt động khai thác quá mức có được đóng cửa không?
Pháp luật
Rừng tự nhiên được hiểu như thế nào? Rừng tự nhiên được khai thác lâm sản trong rừng sản xuất như thế nào?
Pháp luật
Đối tượng nào phải cải tạo rừng tự nhiên? Thời điểm nghiệm thu cải tạo rừng tự nhiên sử dụng vốn đầu tư công được quy định như thế nào?
Pháp luật
Đóng cửa rừng tự nhiên là gì? Trong thời gian đóng cửa rừng tự nhiên thì có được khai thác chính gỗ không?
Pháp luật
Mở cửa rừng tự nhiên là gì? Đối với khai thác cây đứng ở nơi có mật độ lớn hơn mật độ quy định chỉ thực hiện trong thời gian mở cửa rừng tự nhiên đúng không?
Pháp luật
Rừng tự nhiên là gì? Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên được cung ứng dịch vụ môi trường rừng gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Rừng thứ sinh
6,323 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Rừng thứ sinh Rừng tự nhiên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Rừng thứ sinh Xem toàn bộ văn bản về Rừng tự nhiên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào