Rừng tự nhiên được hiểu như thế nào? Rừng tự nhiên được khai thác lâm sản trong rừng sản xuất như thế nào?
Rừng tự nhiên được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau:
Rừng tự nhiên là rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên hoặc tái sinh có trồng bổ sung.
Như vậy, rừng tự nhiên là rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên hoặc tái sinh có trồng bổ sung.
Rừng tự nhiên phải đáp ứng những tiêu chí gì?
Theo Điều 4 Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp quy định như sau:
Tiêu chí rừng tự nhiên
Rừng tự nhiên bao gồm rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh khi đạt các tiêu chí sau đây:
1. Độ tàn che của các loài cây thân gỗ, tre nứa, cây họ cau (sau đây gọi tắt là cây rừng) là thành phần chính của rừng tự nhiên từ 0,1 trở lên.
2. Diện tích liền vùng từ 0,3 ha trở lên.
3. Chiều cao trung bình của cây rừng là thành phần chính của rừng tự nhiên được phân chia theo các điều kiện lập địa như sau:
a) Rừng tự nhiên trên đồi, núi đất và đồng bằng: chiều cao trung bình của cây rừng từ 5,0 m trở lên;
b) Rừng tự nhiên trên đất ngập nước ngọt: chiều cao trung bình của cây rừng từ 2,0 m trở lên;
c) Rừng tự nhiên trên đất ngập phèn: chiều cao trung bình của cây rừng từ 1,5 m trở lên;
d) Rừng tự nhiên trên núi đá, đất cát, đất ngập mặn và các kiểu rừng ở điều kiện sinh thái đặc biệt khác: chiều cao trung bình của cây rừng từ 1,0 m trở lên.
Theo đó, rừng tự nhiên bao gồm rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh và phải đạt các tiêu chí sau đây:
- Độ tàn che của các loài cây thân gỗ, tre nứa, cây họ cau (sau đây gọi tắt là cây rừng) là thành phần chính của rừng tự nhiên từ 0,1 trở lên.
- Diện tích liền vùng từ 0,3 ha trở lên.
- Chiều cao trung bình của cây rừng là thành phần chính của rừng tự nhiên được phân chia theo các điều kiện lập địa nêu trên.
Rừng tự nhiên
Rừng tự nhiên được khai thác lâm sản trong rừng sản xuất như thế nào?
Theo Điều 28 Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp quy định như sau:
Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên
1. Khai thác chính gỗ rừng tự nhiên
a) Đối tượng: là cây gỗ trên diện tích rừng giàu, rừng trung bình;
b) Điều kiện: thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Lâm nghiệp và không trong thời gian đóng cửa rừng;
c) Phương thức: khai thác chọn với cường độ khai thác tối đa là 35% trữ lượng gỗ của lô rừng.
2. Khai thác tận dụng gỗ rừng tự nhiên
a) Đối tượng: trên diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; khi thực hiện các biện pháp lâm sinh; phục vụ công tác đào tạo và nhiệm vụ nghiên cứu khoa học;
b) Điều kiện: phải có quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền về chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; dự án lâm sinh; chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học.
3. Khai thác tận thu gỗ rừng tự nhiên
a) Đối tượng: cây gỗ, cành, gốc bị khô mục, đổ gãy, bị cháy, chết do thiên tai nằm trong rừng;
b) Điều kiện: chủ rừng phải lập phương án khai thác tận thu gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Khai thác thực vật rừng thông thường ngoài gỗ, dẫn xuất từ thực vật rừng thông thường
a) Đối tượng: loài thực vật rừng thông thường ngoài gỗ, dẫn xuất từ thực vật rừng thông thường;
b) Điều kiện: phải bảo đảm duy trì sự phát triển bền vững của khu rừng, sản lượng loài khai thác không được lớn hơn lượng tăng trưởng của loài đó;
c) Phương thức khai thác: do chủ rừng tự quyết định.
5. Khai thác động vật rừng thông thường
a) Đối tượng: các loài động vật rừng thông thường;
b) Điều kiện: chủ rừng phải có phương án khai thác động vật rừng thông thường.
6. Khai thác loài nguy cấp, quý, hiếm phải thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
7. Hưởng lợi từ khai thác lâm sản
Chủ rừng được hưởng toàn bộ giá trị lâm sản khai thác, sau khi đã thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của Nhà nước.
Do đó, khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên được pháp luật quy định như trên.
![Thư viện nhà đất](https://cdn.luatnhadat.vn//upload/bds/DTMH/rung-tu-nhien.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TLV/gia-tri-rung-tu-nhien.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/QD/240309/rung-tu-nhien.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/TS/2024/24-01/rung-tu-nhien.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/TV/240102/rung-tu-nhien.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/phapluat/2022/HongOanh2022/dong-mo-cua-rung-tu-nhien.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022/10/HN/rung-tu-nhien.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/TS/17-10/cai-tao-rung-tu-nhien.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NV/021023/dong-cua-rung.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NV/021023/mo-cua-rung.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NV/021023/rung-tu-nhien.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Lời chúc Tết nguyên tiêu hay ý nghĩa cho mọi người? Tết nguyên tiêu người lao động có được nghỉ làm?
- Những loại dữ liệu mà trung tâm chỉ huy giao thông được kết nối chia sẻ với các Bộ, ngành theo quy định?
- File Quy định 232-QĐ/TW 2025 thi hành Điều lệ Đảng và điểm mới? Toàn văn Quy định 232 về thi hành Điều lệ Đảng?
- Giờ đẹp thắp hương Rằm tháng Giêng 2025? Cúng Rằm tháng Giêng vào ngày 14 được không? Mâm cúng Rằm tháng Giêng năm 2025?
- Bài dự thi Bác Hồ với thiếu nhi năm 2025 tranh vẽ? Mẫu tranh Cuộc thi vẽ tranh Bác Hồ với thiếu nhi Thiếu nhi với Bác Hồ năm 2025?