Rượu nhập khẩu có cần công bố hợp quy không? Không có giấy phép kinh doanh rượu khi nhập khẩu bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
Kinh doanh rượu có cần được cấp phép hay không?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 105/2017/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 1 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 4. Nguyên tắc quản lý rượu
1. Kinh doanh rượu thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh rượu phải tuân thủ các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và các quy định tại Nghị định này.
2. Thương nhân sản xuất rượu công nghiệp, sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên phải có giấy phép; thương nhân bán rượu có độ cồn từ 5.5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ, thương nhân kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5.5 độ phải đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện; hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt cơ sở sản xuất.
3. Trong quá trình phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu, thương nhân phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, phòng cháy và chữa cháy.
Trong quá trình bán rượu tiêu dùng tại chỗ, thương nhân phải tuân thủ các quy định về phòng cháy và chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật."
Như vậy, tổ chức, cá nhân sản xuất, phân phối, buôn bán rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên phải có giấy phép kinh doanh rượu.
Không có giấy phép kinh doanh rượu khi nhập khẩu bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
Rượu nhập khẩu có cần công bố hợp quy không?
Hiện nay nhiều sản phẩm rượu nhập khẩu không rõ nguồn gốc xuất xứ, rượu giả, rượu nhái…. xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe mà tính mạng người dùng. Vì vậy để quản lý chặc chẽ tình trạng trên quy định đối với những sản phẩm rượu nhập khẩu trước khi lưu hành trên thị trường bắt buộc phải làm giấy công bố hợp quy sản phẩm rượu theo đúng quy định. Việc này nhằm đảm bảo việc lưu hành sản phẩm.
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 105/2017/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 2 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP như sau:
“Điều 5. Chất lượng và an toàn thực phẩm
Tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu thực hiện công bố sản phẩm rượu, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại. Thủ tục công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành khác liên quan.”
Theo Điều 30 Nghị định 105/2017/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 22 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP như sau:
"Điều 30. Quy định chung về nhập khẩu rượu
1. Doanh nghiệp có Giấy phép phân phối rượu được phép nhập khẩu rượu và phải chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn thực phẩm của rượu nhập khẩu. Trường hợp nhập khẩu rượu bán thành phẩm, doanh nghiệp chỉ được bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.
2. Doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp được phép nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu rượu bán thành phẩm để sản xuất rượu thành phẩm.
3. Trừ trường hợp quy định tại Điều 31 của Nghị định này, rượu nhập khẩu phải đáp ứng quy định sau:
a) Phải được ghi nhãn hàng hóa, dán tem rượu theo quy định tại Điều 6 Nghị định này;
b) Tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
4. Rượu chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế."
Cùng với đó tại Điều 31 Nghị định 105/2017/NĐ-CP như sau:
"Điều 31. Nhập khẩu rượu để thực hiện thủ tục cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
Doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp chưa được cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, Giấy phép phân phối rượu được nhập khẩu rượu để thực hiện thủ tục cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với tổng dung tích không quá 03 lít trên một nhãn rượu. Rượu nhập khẩu trong trường hợp này không được bán trên thị trường."
Như vậy, tại khoản 3 Điều 30 nêu trên rượu nhập khẩu phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật) trước khi nhập khẩu và các quy định khác về nhập khẩu rượu cần tuân theo.
Không có giấy phép kinh doanh rượu khi nhập khẩu bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 26 Nghị định 98/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 18 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm nhập khẩu rượu như sau:
"Điều 26. Hành vi vi phạm về nhập khẩu rượu
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Nhập khẩu trực tiếp hoặc ủy thác nhập khẩu rượu bán thành phẩm để sản xuất rượu thành phẩm có độ cồn từ 5,5 độ trở lên mà không có giấy phép kinh doanh rượu theo quy định;
b) Bán rượu bán thành phẩm nhập khẩu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên cho đối tượng không có giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.
2. Hành vi nhập khẩu rượu không qua các cửa khẩu quốc tế theo quy định bị xử phạt theo quy định tại Điều 15 của Nghị định này.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh rượu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.”.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này."
Do đó, việc nhập khẩu rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên nhưng không có giấy phép kinh doanh sẽ chịu xử phạt hành chính phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Chú ý đây là mức phạt với cá nhân đối với tổ chức mức phạt sẽ gấp đôi mức phạt của cá nhân (khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?