Sà lan biển có được phép nhậu khẩu để phá dỡ tại Việt Nam không? Khi phá dỡ có cần phải tiến hành làm thủ tục gì không?

Công ty tôi định nhập khẩu một sà lan biển đã qua sử dụng để tiến hành phá dỡ. Cho tôi hỏi sà lan biển có được phép nhậu khẩu để phá dỡ tại Việt Nam không? Khi phá dỡ có cần phải tiến hành làm thủ tục gì không? Mong được giải đáp thắc mắc! Xin cảm ơn!

Sà lan biển có được phép nhập khẩu để tháo dỡ không?

Theo Điều 5 Nghị định 82/2019/NĐ-CP quy định tàu biển đã qua sử dụng có thân tàu không bằng vật liệu phi kim loại được phép nhập khẩu để phá dỡ, gồm:

- Tàu chở hàng khô, gồm: Hàng tổng hợp, hàng rời, hàng thiết bị, gỗ dăm, gỗ cây, ngũ cốc, hàng đóng bao, hàng sắt thép.

- Tàu container.

- Tàu chở quặng.

- Tàu chở hàng lỏng, gồm: Dầu thô, dầu sản phẩm, dầu thực vật.

- Tàu chở gas, khí hóa lỏng.

- Tàu Ro-Ro, tàu khách, sà lan biển, phà biển.

Do đó, sà lan biển được phép nhập khẩu để tháo dỡ.

Nguyên tắc phá dỡ tàu biển quy định như thế nào?

Tại Điều 47 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về nguyên tắc phá dỡ tàu biển như sau:

- Việc phá dỡ tàu biển phải bảo đảm quốc phòng, an ninh, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, an toàn lao động, phòng chống cháy, nổ, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.

- Việc phá dỡ tàu biển chỉ được thực hiện tại cơ sở phá dỡ tàu biển đã được phép hoạt động theo quy định.

- Tàu biển phá dỡ không trong tình trạng thế chấp hoặc khiếu nại hàng hải.

Bên cạnh đó, Điều 4 Nghị định 82/2019/NĐ-CP cũng quy định nguyên tắc nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng như sau:

- Việc nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng phải bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, an toàn lao động, an toàn phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.

- Việc phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng chỉ được thực hiện tại cơ sở phá dỡ tàu biển đã được đưa vào hoạt động theo quy định.

- Tàu biển đã qua sử dụng được nhập khẩu để phá dỡ phải được đưa vào cơ sở phá dỡ trong vòng 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan nhưng không vượt quá 90 ngày kể từ ngày tàu đến cảng biển đầu tiên của Việt Nam; thời gian phá dỡ tàu biển không được kéo dài quá 180 ngày kể từ ngày bắt đầu phá dỡ.

- Doanh nghiệp nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng phải mua bảo hiểm và thực hiện các nghĩa vụ về bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường liên quan đến hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng theo quy định.

Phá dỡ tàu biển

Phá dỡ tàu biển

Phá dỡ tàu biển theo những phương án nào?

Căn cứ Điều 13 Nghị định 82/2019/NĐ-CP quy định phương án phá dỡ tàu biển như sau:

- Trước khi tiến hành phá dỡ từng tàu biển, chủ cơ sở phá dỡ tàu biển phải lập, phê duyệt phương án phá dỡ tàu biển theo quy định tại khoản 2 Điều này.

- Phương án phá dỡ tàu biển gồm các nội dung chủ yếu sau:

+ Thông tin chung: Tên và địa chỉ của doanh nghiệp nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ; tên và địa chỉ của cơ sở phá dỡ tàu biển; tàu biển phá dỡ (tên tàu, quốc tịch; đặc tính kỹ thuật của tàu);

+ Thông tin về phá dỡ: Quy trình công nghệ phá dỡ (thứ tự các hạng mục của tàu được thực hiện phá dỡ kèm theo bản vẽ bố trí chung của tàu biển phá dỡ, bản vẽ vị trí phá dỡ tàu biển nằm trong mặt bằng tổng thể cơ sở phá dỡ); trang thiết bị, nhân lực phục vụ phá dỡ; ngày bắt đầu và ngày hoàn thành việc phá dỡ;

+ Các biện pháp về: An toàn lao động, vệ sinh môi trường; phòng, chống cháy, nổ và phòng, chống ô nhiễm môi trường.

Phá dỡ sà lan biển có cần xin phép gì không?

Điều 14 Nghị định 82/2019/NĐ-CP quy định thẩm quyền, thủ tục phê duyệt phương án phá dỡ tàu biển như sau:

(1) Cảng vụ hàng hải nơi có cơ sở phá dỡ tàu biển có thẩm quyền phê duyệt phương án phá dỡ tàu biển trên cơ sở đề nghị của cơ sở phá dỡ tàu biển.

(2) Chủ cơ sở phá dỡ tàu biển nộp cho Cảng vụ hàng hải khu vực 01 bộ hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án phá dỡ đối với từng tàu biển.

Hồ sơ đề nghị phê duyệt kế hoạch phá dỡ đối với từng tàu biển, gồm:

- Văn bản đề nghị phê duyệt phương án phá dỡ tàu biển theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này (01 bản chính);

- Phương án phá dỡ tàu biển (01 bản chính).

(3) Quy trình xử lý:

- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cảng vụ hàng hải khu vực có trách nhiệm lấy ý kiến của các cơ quan liên quan về phương án phá dỡ tàu biển.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Cảng vụ hàng hải khu vực, các cơ quan có liên quan phải có ý kiến trả lời bằng văn bản.

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cơ quan liên quan, Cảng vụ hàng hải khu vực phải có quyết định phê duyệt phương án phá dỡ tàu biển theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và gửi cho cơ sở phá dỡ tàu biển; trường hợp không phê duyệt, Cảng vụ hàng hải khu vực phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Như vậy, đối với việc phá dỡ sà lan biển nhập khẩu thì trước khi tháo dỡ phải lập phương án trình lên Cảng vụ hàng hải khu vực phê duyệt theo quy định pháp luật.

Bên cạnh đó, Điều 15 Nghị định 82/2019/NĐ-CP quy định thực hiện phương án phá dỡ tàu biển như sau:

- Chủ cơ sở phá dỡ tàu biển phải thực hiện phá dỡ tàu biển theo đúng phương án phá dỡ tàu biển đã được phê duyệt.

- Cảng vụ hàng hải khu vực chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện phương án phá dỡ đối với từng tàu biển theo quy định của pháp luật.

Việc phá dỡ sà lan biển nhập khẩu phải tuân thủ theo các nguyên tắc và có phương án trình lên Cảng vụ hàng hải khu vực phê duyệt theo đúng quy định pháp luật.

Sà lan biển
Tàu biển TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN TÀU BIỂN
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tàu biển đã qua sử dụng có thuộc vào danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu hay xuất khẩu có điều kiện không? Nếu không thì thủ tục xuất khẩu như thế nào?
Pháp luật
Chủ tàu biển không được sử dụng tên cơ quan nhà nước để đặt tên cho tàu biển của mình có đúng không?
Pháp luật
Tàu biển đã qua sử dụng sẽ bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam để phá dỡ đúng không? Loại tàu biển nào đã qua sử dụng được phép nhập khẩu để phá dỡ?
Pháp luật
Tàu tuần tra TT120 phải bố trí bao nhiêu chức danh Thợ máy? Thợ máy tàu tuần tra TT120 thực hiện những nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Chủ tàu biển không thực hiện đăng ký thay đổi địa chỉ chủ tàu có thể bị xử phạt thế nào theo quy định?
Pháp luật
Có được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% đối với tàu biển quốc tế được bán cho cá nhân nước ngoài?
Pháp luật
Thủ tục đăng ký thay đổi về thông số kỹ thuật, công dụng của tàu thực hiện như thế nào mới nhất?
Pháp luật
Tuổi của tàu biển được tính như thế nào? Giới hạn tuổi của tàu biển được đăng ký tại Việt Nam ra sao?
Pháp luật
Hồ sơ quyết định mua tàu biển sử dụng vốn nhà nước gồm những gì? Quy trình mua tàu biển thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở đóng tàu loại 2 là gì? Cơ sở đóng tàu loại 2 có hệ thống quản lý chất lượng được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sà lan biển
1,754 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sà lan biển Tàu biển

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sà lan biển Xem toàn bộ văn bản về Tàu biển

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào