Sà lan là gì? Sà lan biển là một trong những loại tàu biển được phép nhập khẩu để phá dỡ đúng không?
Sà lan là gì? Sà lan biển là một trong những loại tàu biển được phép nhập khẩu để phá dỡ đúng không?
Sà lan (Barge) là tàu đáy phẳng, chủ yếu dùng để vận chuyển trên sông hoặc kênh đào.
Sà lan (Barge) là một loại tàu chở hàng được thiết kế đặc biệt để vận chuyển hàng hóa trên các con sông, kênh, và hệ thống đường thủy nội địa khác.
Sà lan thường có kích thước lớn, có thể vận chuyển hàng hóa lớn theo số lượng lớn, chẳng hạn như than, xi măng, cát, đá, dầu mỏ, và hàng hóa khác.
Việc sà lan biển được phép nhập khẩu có được phá dỡ không, theo quy định tại Điều 5 Nghị định 82/2019/NĐ-CP như sau:
Các loại tàu biển đã qua sử dụng được phép nhập khẩu để phá dỡ
Tàu biển đã qua sử dụng có thân tàu không bằng vật liệu phi kim loại được phép nhập khẩu để phá dỡ, gồm:
1. Tàu chở hàng khô, gồm: Hàng tổng hợp, hàng rời, hàng thiết bị, gỗ dăm, gỗ cây, ngũ cốc, hàng đóng bao, hàng sắt thép.
2. Tàu container.
3. Tàu chở quặng.
4. Tàu chở hàng lỏng, gồm: Dầu thô, dầu sản phẩm, dầu thực vật.
5. Tàu chở gas, khí hóa lỏng.
6. Tàu Ro-Ro, tàu khách, sà lan biển, phà biển.
Theo đó, sà lan biển đã qua sử dụng có thân tàu không bằng vật liệu phi kim loại là một trong những loại tàu biển được phép nhập khẩu để phá dỡ.
Sà lan là gì? Sà lan biển là một trong những loại tàu biển được phép nhập khẩu để phá dỡ đúng không? (Hình từ Internet)
Thời hạn tối đa để phá dỡ sà lan biển được phép nhập khẩu là bao lâu?
Quy định thời hạn tối đa để phá dỡ sà lan biển được phép nhập khẩu tại Điều 4 Nghị định 82/2019/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng
1. Việc nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng phải bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, an toàn lao động, an toàn phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.
2. Việc phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng chỉ được thực hiện tại cơ sở phá dỡ tàu biển đã được đưa vào hoạt động theo quy định.
3. Tàu biển đã qua sử dụng được nhập khẩu để phá dỡ phải được đưa vào cơ sở phá dỡ trong vòng 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan nhưng không vượt quá 90 ngày kể từ ngày tàu đến cảng biển đầu tiên của Việt Nam; thời gian phá dỡ tàu biển không được kéo dài quá 180 ngày kể từ ngày bắt đầu phá dỡ.
4. Doanh nghiệp nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng phải mua bảo hiểm và thực hiện các nghĩa vụ về bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường liên quan đến hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng theo quy định.
Theo quy định trên, thời gian tối đa để phá dỡ sà lan biển được phép nhập khẩu là 180 ngày kể từ ngày bắt đầu phá dỡ.
Cơ quan nào có quyền phê duyệt phương án phá dỡ sà lan biển được phép nhập khẩu?
Quyền phê duyệt phương án phá dỡ sà lan biển được phép nhập khẩu thuộc về cơ quan quy định tại Điều 14 Nghị định 82/2019/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền, thủ tục phê duyệt phương án phá dỡ tàu biển
1. Cảng vụ hàng hải nơi có cơ sở phá dỡ tàu biển có thẩm quyền phê duyệt phương án phá dỡ tàu biển trên cơ sở đề nghị của cơ sở phá dỡ tàu biển.
2. Chủ cơ sở phá dỡ tàu biển nộp cho Cảng vụ hàng hải khu vực 01 bộ hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án phá dỡ đối với từng tàu biển.
Hồ sơ đề nghị phê duyệt kế hoạch phá dỡ đối với từng tàu biển, gồm:
a) Văn bản đề nghị phê duyệt phương án phá dỡ tàu biển theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này (01 bản chính);
b) Phương án phá dỡ tàu biển (01 bản chính).
3. Quy trình xử lý:
a) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cảng vụ hàng hải khu vực có trách nhiệm lấy ý kiến của các cơ quan liên quan về phương án phá dỡ tàu biển.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Cảng vụ hàng hải khu vực, các cơ quan có liên quan phải có ý kiến trả lời bằng văn bản.
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cơ quan liên quan, Cảng vụ hàng hải khu vực phải có quyết định phê duyệt phương án phá dỡ tàu biển theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và gửi cho cơ sở phá dỡ tàu biển; trường hợp không phê duyệt, Cảng vụ hàng hải khu vực phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Như vậy, Cảng vụ hàng hải nơi có cơ sở phá dỡ tàu biển là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án phá dỡ sà lan biển trên cơ sở đề nghị của cơ sở phá dỡ tàu biển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?