Sa thải người lao động bằng lời nói có được hay không? Sa thải không đúng quy định có thể khởi kiện tại tòa án không?
Thuê người lao động làm việc tại tiệm cắt tóc thì có bắt buộc phải làm hợp đồng bằng văn bản không?
Tại Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 có nêu:
Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
....
2. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
3. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
...
Căn cứ vào Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng lao động như sau:
Hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
Điều 14. Hình thức hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này."
Theo đó, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận thì vẫn xem là người sử dụng lao động.
Lúc này, phát sinh quan hệ lao động thì phải giao kết hợp đồng bằng văn bản hoặc phương thức điện tử, trừ trường hợp giao kết bằng lời nói theo Khoản 2 Điều 14 nêu trên.
Sa thải người lao động bằng lời nói có được hay không? (Hình từ Internet)
Sa thải người lao động bằng lời nói có được không?
Tại Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có nêu:
Nội quy lao động
Nội quy lao động tại Điều 118 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản, nếu sử dụng dưới 10 người lao động thì không bắt buộc ban hành nội quy lao động bằng văn bản nhưng phải thỏa thuận nội dung về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất trong hợp đồng lao động.
Theo đó, khi sử dụng dưới 10 người lao động thì không bắt buộc ban hành nội quy lao động bằng văn bản nhưng phải thỏa thuận nội dung về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất trong hợp đồng lao động.
Tại Điều 124 Bộ luật Lao động 2019 có nêu thêm:
Hình thức xử lý kỷ luật lao động
....
4. Sa thải.
...
Đồng thời tại Điều 127 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động
....
3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.
Căn cứ 2 quy định trên thì sa thải là hình thức xử lý kỷ luật và chỉ thực hiện khi được quy định trong nội quy lao động hoặc thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết (phù hợp với quy định lao động).
Từ các quy định đã dẫn chiếu nêu trên, việc sa thải bằng lời nói thì sẽ không đúng quy định của pháp luật. Nếu cá nhân chủ quán cắt tóc áp dụng thì sẽ rơi vào trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật, bên cạnh đó còn có rủi ro bị xử phạt vi không giao kết HĐLĐ bằng văn bản.
Có thể khởi kiện tại tòa án không?
Tại Điều 187 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân như sau:
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:
1. Hòa giải viên lao động;
2. Hội đồng trọng tài lao động;
3. Tòa án nhân dân.
Theo đó, khi có tranh chấp lao động cá nhân thì có thể khởi kiện lên Tòa án.
Ngoài ra khi có trnah chấp thì người lao động cũng có thể giải quyết thông qua các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sau:
- Hòa giải viên lao động;
- Hội đồng trọng tài lao động;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?