Sàn giao dịch thương mại điện tử là gì? Sàn giao dịch thương mại điện tử đã hoạt động nhưng không đăng ký sẽ bị xử lý như thế nào?
Hoạt động thương mại là gì? Sàn giao dịch thương mại điện tử là gì?
(1) Hoạt động thương mại điện tử là gì?
Luật Thương Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 nêu rõ hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.
Như vậy, hoạt động thương mại điện tử bản chất vẫn là hoạt động mua bán hàng hóa thế nhưng thay vì diễn ra trực tiếp thông qua hành vi của các cá nhân, tổ chức thì sẽ diễn ra trên mỗi trường Internet trên các nền tảng là các website bán hàng, mạng viễn thông được đăng ký theo quy định của pháp luật.
(2) Sàn giao dịch thương mại điện tử là gì?
Căn cứ tại khoản 8 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP thì website thương mại điện tử được hiểu là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.
Theo đó, thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ.
Sàn giao dịch thương mại điện tử được định nghĩa tại khoản 9 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP như sau:
Sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.
Lưu ý: Sàn giao dịch thương mại điện tử trong Nghị định 52/2013/NĐ-CP không bao gồm các website giao dịch chứng khoán trực tuyến.
Sàn giao dịch thương mại điện tử đã hoạt động nhưng không đăng ký sẽ bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Điều kiện đăng ký sàn giao dịch thương mại điện tử là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 54 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi khoản 2 Điều 10 Nghị định 08/2018/NĐ-CP và Điều 11 Nghị định 08/2018/NĐ-CP và khoản 19 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP thì để thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử cần đáp ứng các điều kiện như sau:
- Là thương nhân, tổ chức được thành lập theo quy định pháp luật.
- Có đề án cung cấp dịch vụ trong đó nêu rõ các nội dung sau:
+ Mô hình tổ chức hoạt động, bao gồm hoạt động cung cấp dịch vụ, hoạt động xúc tiến, tiếp thị dịch vụ cả trong và ngoài môi trường trực tuyến; hoạt động logistics đối với hàng hóa.
+ Phân định quyền và trách nhiệm giữa thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với các bên sử dụng dịch vụ.
- Đã đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và được Bộ Công Thương xác nhận đăng ký theo quy định tại Điều 55 và 58 Nghị định này.
Hồ sơ đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm gì?
Hồ sơ đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, theo quy định tại Điều 14 Thông tư 47/2014/TT-BCT được sửa đổi bởi Điều 11 Thông tư 04/2016/TT-BCT thì hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
- Đơn đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử Tải về
- Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu của Quyết định thành lập (đối với tổ chức), Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với thương nhân);
- Đề án cung cấp dịch vụ;
- Quy chế quản lý hoạt động của website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
- Mẫu hợp đồng dịch vụ hoặc thỏa thuận hợp tác giữa thương nhân, tổ chức sở hữu website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên website đó;
- Các điều kiện giao dịch chung áp dụng cho hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên website (nếu có).
Sàn giao dịch thương mại điện tử đã hoạt động nhưng không đăng ký sẽ bị xử lý như thế nào?
Căn cứ tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử quy định, một số website cần phải đăng ký với Bộ Công thương bao gồm:
- Sàn giao dịch thương mại điện tử
Căn cứ tại điểm a khoản 3 Điều 62 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm d khoản 33 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối hành vi không thông báo website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định trước khi bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ đến người tiêu dùng.
Đồng thời, tại điểm a khoản 4 Điều 62 Nghị định 98/2020/NĐ-CP cũng quy định phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với hành vi không đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định
Lưu ý: Mức phạt đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân.
(Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP)
Như vậy, mức phạt đối với hành vi không đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với Bộ Công thương tối đa lên tới 30 triệu đồng đối với cá nhân và 60 triệu đồng đối với tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?