Sản phẩm có khuyết tật là gì? Doanh nghiệp sản xuất xe ô tô phải triệu hồi các sản phẩm có khuyết tật do mình sản xuất trong trường hợp nào?
Sản phẩm có khuyết tật trong sản xuất, lắp ráp xe ô tô là gì?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 25/2019/TT-BGTVT định nghĩa về mẫu điển hình như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
8. Cơ sở sản xuất là cơ sở sản xuất linh kiện có đủ điều kiện theo các quy định hiện hành hoặc là cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô có đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp theo quy định tại Nghị định 116;
9. Cơ sở thiết kế là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
10. Cơ quan quản lý chất lượng (gọi tắt là Cơ quan QLCL) là Cục Đăng kiểm Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải;
11. Cơ sở thử nghiệm là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thử nghiệm linh kiện hoặc ô tô theo quy định;
12. Sản phẩm có khuyết tật là sản phẩm có lỗi trong quá trình thiết kế, chế tạo, lắp ráp có khả năng gây nguy hiểm đến an toàn tính mạng và tài sản của người sử dụng cũng như gây ảnh hưởng xấu đến an toàn và môi trường của cộng đồng;
13. Quản lý rủi ro là việc áp dụng có hệ thống các quy định pháp luật, các quy trình, biện pháp nghiệp vụ nhằm xác định, đánh giá và phân loại các rủi ro có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hàng hóa của cơ sở sản xuất làm cơ sở để Cơ quan QLCL áp dụng biện pháp quản lý phù hợp;
...
Theo quy định trên thì sản phẩm có khuyết tật là sản phẩm có lỗi trong quá trình thiết kế, chế tạo, lắp ráp có khả năng gây nguy hiểm đến an toàn tính mạng và tài sản của người sử dụng cũng như gây ảnh hưởng xấu đến an toàn và môi trường của cộng đồng.
Sản phẩm có khuyết tật là gì? Doanh nghiệp sản xuất xe ô tô phải triệu hồi các sản phẩm có khuyết tật do mình sản xuất trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp sản xuất xe ô tô triệu hồi các sản phẩm có khuyết tật do mình sản xuất trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 15 Thông tư 25/2019/TT-BGTVT quy định sản phẩm triệu hồi trong các trườn hợp sau:
Sản phẩm phải triệu hồi
1. Doanh nghiệp phải triệu hồi các sản phẩm có khuyết tật do mình sản xuất, lắp ráp trong các trường hợp sau:
a) Sản phẩm vi phạm các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành bắt buộc áp dụng cho đối tượng sản phẩm đó;
b) Sản phẩm gây ra nguy hiểm về tính mạng và tài sản do các lỗi kỹ thuật trong thiết kế, chế tạo;
c) Sản phẩm dù chưa gây tổn thất về người và tài sản nhưng qua quá trình sử dụng có thể gây nguy hiểm trong một số điều kiện nhất định.
2. Đối với các sản phẩm có lỗi không thuộc diện triệu hồi nêu trên thì cơ sở sản xuất chủ động thực hiện khắc phục lỗi của sản phẩm.
Từ quy định trên thì doanh nghiệp sản xuất xe ô tô phải triệu hồi các sản phẩm có khuyết tật do mình sản xuất, lắp ráp trong các trường hợp sau:
(1) Sản phẩm vi phạm các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành bắt buộc áp dụng cho đối tượng sản phẩm đó;
(2) Sản phẩm gây ra nguy hiểm về tính mạng và tài sản do các lỗi kỹ thuật trong thiết kế, chế tạo;
(3) Sản phẩm dù chưa gây tổn thất về người và tài sản nhưng qua quá trình sử dụng có thể gây nguy hiểm trong một số điều kiện nhất định.
Việc đánh giá mức độ nguy hiểm của sản phẩm khuyết tật có cần phải xin ý kiến từ chuyên gia không?
Căn cứ Điều 17 Thông tư 25/2019/TT-BGTVT quy định về việc trưng cầu ý kiến các chuyên gia như sau:
Trách nhiệm của Cơ quan QLCL
1. Tổ chức triển khai thực hiện các quy định tại Thông tư này.
2. Thống nhất phát hành, quản lý việc sử dụng đối với Giấy chứng nhận và phôi Phiếu xuất xưởng.
3. Công khai danh sách các cơ sở thử nghiệm thực hiện việc thử nghiệm linh kiện, ô tô phục vụ cho công tác chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
4. Cấp phôi phiếu xuất xưởng theo kế hoạch sản xuất tháng, quý đối với các kiểu loại sản phẩm của cơ sở sản xuất.
5. Cơ quan QLCL có thể trưng cầu các chuyên gia để đánh giá mức độ nguy hiểm của lỗi của sản phẩm có khuyết tật để có thể đưa ra các quyết định kịp thời và cần thiết.
6. Thông báo tới cơ quan công an khi nhận được thông báo bị mất Phiếu xuất xưởng của cơ sở sản xuất; thông báo với cơ quan hải quan nơi nhập khẩu khi có bằng chứng ô tô sản xuất, lắp ráp sử dụng bộ linh kiện có số khung, số động cơ đóng tại nước ngoài bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại.
7. Thu các khoản phí, giá, lệ phí theo quy định của pháp luật.
8. Trường hợp xảy ra sự cố giao dịch điện tử trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử đăng kiểm, Cơ quan QLCL có trách nhiệm thông báo trên trang Thông tin điện tử của Cơ quan QLCL chậm nhất 04 giờ kể từ thời điểm xảy ra sự cố trong giờ hành chính hoặc 04 giờ kể từ thời điểm bắt đầu ngày làm việc tiếp theo đối với những sự cố xảy ra trong thời gian nghỉ theo quy định của pháp luật.
9. Lưu trữ hồ sơ thiết kế, hồ sơ đăng ký chứng nhận chất lượng kiểu loại sản phẩm ít nhất 05 năm kể từ thời điểm doanh nghiệp thông báo tới Cơ quan QLCL ngừng sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu kiểu loại sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc kể từ thời điểm Giấy chứng nhận cấp cho kiểu loại sản phẩm hết hiệu lực. Trường hợp hồ sơ bằng giấy đã được điện tử hóa để lưu trữ theo quy định thì cho phép hủy hồ sơ bằng giấy sau 03 năm kể từ khi cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế.
Đối chiếu với quy định này thì Cơ quan QLCL có thể trưng cầu các chuyên gia để đánh giá mức độ nguy hiểm của lỗi của sản phẩm có khuyết tật để có thể đưa ra các quyết định kịp thời và cần thiết.
Như vậy, dựa theo quy định trên thì CQCL có thể tự đánh giá mức độ nguy hiểm của lỗi của sản phẩm có khuyết tật. Tùy theo tình huống mà có thể trưng cầu thêm ý kiến của chuyên gia (không mang tính bắt buộc).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?