Sản phẩm đăng ký xét chọn thương hiệu quốc gia Việt Nam phải đáp ứng được những tiêu chí cụ thể nào?
Chương trình thương hiệu quốc gia Việt Nam được xây dựng bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 28/2018/NĐ-CP quy định:
Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam
1. Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam là Chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn của Chính phủ do Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành nhằm thực hiện xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu sản phẩm, quảng bá hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia.
2. Nội dung bao gồm:
a) Xây dựng Mục tiêu, chiến lược và kế hoạch phát triển theo từng thời kỳ;
b) Xây dựng hệ thống tiêu chí, biểu trưng Thương hiệu quốc gia Việt Nam;
c) Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản phẩm đáp ứng hệ thống tiêu chí Thương hiệu quốc gia Việt Nam;
d) Hỗ trợ xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu ở trong nước và nước ngoài;
đ) Thông tin, truyền thông cho Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam ở trong nước và nước ngoài;
e) Các hoạt động xúc tiến thương mại quy định tại Điều 3 Nghị định này.
...
Căn cứ Điều 3 Nghị định 28/2018/NĐ-CP quy định:
Nội dung hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương
1. Hoạt động kết nối giao thương, tham gia hệ thống phân phối ở nước ngoài và tại Việt Nam.
2. Hỗ trợ phát triển, vận hành hạ tầng thương mại, logistics phục vụ hoạt động ngoại thương.
3. Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
4. Đào tạo, nâng cao năng lực xúc tiến thương mại, phát triển thị trường.
5. Các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương khác theo quy định của pháp luật.
Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam là Chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn của Chính phủ do Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành nhằm thực hiện xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu sản phẩm, quảng bá hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia.
Chương trình thương hiệu quốc gia Việt Nam được xây dựng bao gồm những nội dung:
- Xây dựng Mục tiêu, chiến lược và kế hoạch phát triển theo từng thời kỳ;
- Xây dựng hệ thống tiêu chí, biểu trưng Thương hiệu quốc gia Việt Nam;
- Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản phẩm đáp ứng hệ thống tiêu chí Thương hiệu quốc gia Việt Nam;
- Hỗ trợ xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu ở trong nước và nước ngoài;
- Thông tin, truyền thông cho Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam ở trong nước và nước ngoài;
- Các hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định pháp luật.
Chương trình thương hiệu quốc gia Việt Nam được xây dựng bao gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Sản phẩm đăng ký xét chọn thương hiệu quốc gia Việt Nam phải đáp ứng được những tiêu chí nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 33/2019/TT-BCT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 25/2021/TT-BCT quy định:
Tiêu chí đăng ký xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam
1. Tiêu chí đối với sản phẩm đăng ký xét chọn
a) Là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam theo quy định của pháp luật;
b) Sản phẩm, hàng hóa được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.
2. Tiêu chí đối với doanh nghiệp có sản phẩm đăng ký xét chọn
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam và do tổ chức, cá nhân Việt Nam nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của doanh nghiệp đó.
Trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng tiêu chí về vốn nhưng có sản phẩm tham gia xét chọn thể hiện yếu tố đặc sắc Việt Nam, góp phần nâng cao hình ảnh và giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam thì Hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam xem xét, quyết định.
b) Là chủ sở hữu văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ của sản phẩm đăng ký xét chọn;
c) Có thời gian hoạt động tối thiểu từ 02 năm liên tiếp trước năm xét chọn;
d) Tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động sản xuất, đầu tư, kinh doanh, bảo vệ môi trường, lao động, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ về tài chính, thuế và các nghĩa vụ khác đối với ngân sách nhà nước.
Theo đó, sản phẩm đăng ký xét chọn thương hiệu quốc gia Việt Nam phải đáp ứng được những tiêu chí:
- Là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam theo quy định của pháp luật;
- Sản phẩm, hàng hóa được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.
Việc xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 33/2019/TT-BCT quy định:
Nguyên tắc xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam
1. Việc xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam được thực hiện theo phương thức chấm điểm. Thang điểm đánh giá là 1.000. Thang điểm đánh giá được xác định cụ thể đối với từng chỉ số đánh giá trong tiêu chí quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tổng điểm quy định để một sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là từ 650 điểm trở lên và điểm mỗi tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 7 đạt từ 60% trở lên.
Theo đó, việc xét chọn sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam dựa trên các nguyên tắc sau:
- Việc xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam được thực hiện theo phương thức chấm điểm. Thang điểm đánh giá là 1.000. Thang điểm đánh giá được xác định cụ thể đối với từng chỉ số đánh giá trong tiêu chí theo quy định pháp luật.
- Tổng điểm quy định để một sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là từ 650 điểm trở lên và điểm mỗi tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 7 đạt từ 60% trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?