Sản phẩm du lịch sử dụng mô tô địa hình trên đồi cát có phải là sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch?
- Sản phẩm du lịch sử dụng mô tô địa hình trên đồi cát có phải là sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch?
- Cơ sở kinh doanh sản phẩm du lịch có sử dụng mô tô địa hình trên đồi cát phải có biện pháp bảo đảm an toàn nào cho khách du lịch?
- Cơ sở kinh doanh sản phẩm du lịch không có phương án cứu hộ, cứu nạn cho khách du lịch sử dụng mô tô địa hình trên đồi cát thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Sản phẩm du lịch sử dụng mô tô địa hình trên đồi cát có phải là sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 3 Luật Du lịch 2017 thì sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.
Tiếp đó, căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch
Sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch khi có một hoặc một số hoạt động sau đây:
1. Bay dù lượn, khinh khí cầu; nhảy dù; đu dây mạo hiểm hành trình trên cao.
2. Đi xe đạp, mô tô, ô tô địa hình trên núi, trên đồi cát; đi trên dây; leo núi, vách đá; đu dây vượt thác.
3. Lặn dưới nước; chèo thuyền vượt ghềnh thác; đi mô tô nước; lướt ván; ca nô kéo dù bay.
4. Thám hiểm hang động, rừng, núi.
Như vậy, sản phẩm du lịch sử dụng mô tô địa hình trên đồi cát được xác định là sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch.
Sản phẩm du lịch sử dụng mô tô địa hình trên đồi cát có phải là sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch? (hình từ internet)
Cơ sở kinh doanh sản phẩm du lịch có sử dụng mô tô địa hình trên đồi cát phải có biện pháp bảo đảm an toàn nào cho khách du lịch?
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 168/2017/NĐ-CP thì cơ sở kinh doanh sản phẩm du lịch có sử dụng mô tô địa hình trên đồi cát phải có biện pháp bảo đảm an toàn sau đây cho khách du lịch:
- Có cảnh báo, chỉ dẫn về điều kiện khí hậu, thời tiết, sức khỏe và các yếu tố liên quan khi cung cấp các sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch.
- Có phương án cứu hộ, cứu nạn; bố trí lực lượng cứu hộ khách du lịch và can thiệp, xử lý, ứng cứu kịp thời các sự cố, tai nạn, rủi ro xảy ra; duy trì, bảo đảm thông tin liên lạc với khách du lịch trong suốt thời gian cung cấp sản phẩm.
- Bố trí, sử dụng huấn luyện viên, kỹ thuật viên, hướng dẫn viên có chuyên môn phù hợp.
- Phổ biến các quy định về bảo đảm an toàn cho khách du lịch; hướng dẫn các thao tác kỹ thuật cho khách du lịch trước khi cung cấp sản phẩm du lịch.
- Cung cấp, hướng dẫn sử dụng và giám sát việc sử dụng trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, bảo đảm an toàn cho khách du lịch.
Cơ sở kinh doanh sản phẩm du lịch không có phương án cứu hộ, cứu nạn cho khách du lịch sử dụng mô tô địa hình trên đồi cát thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 15 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về kinh doanh sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo trước khi bắt đầu kinh doanh sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không cảnh báo, chỉ dẫn về điều kiện khí hậu, thời tiết, sức khỏe và các yếu tố liên quan khi cung cấp các sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không có phương án cứu hộ, cứu nạn theo quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không phổ biến các quy định về bảo vệ an toàn cho khách du lịch;
b) Không hướng dẫn các thao tác kỹ thuật cho khách du lịch trước khi cung cấp sản phẩm du lịch.
...
Đồng thời, theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền trong lĩnh vực du lịch
1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định này là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền quy định tại Điều 7 Nghị định này là áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, Cơ sở kinh doanh sản phẩm du lịch không có phương án cứu hộ, cứu nạn cho khách du lịch sử dụng mô tô địa hình trên đồi cát thì bị phạt tiền 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?