Sản phẩm phần mềm nguồn mở được ưu tiên sử dụng trong cơ quan nhà nước được lựa chọn bằng những tiêu chí nào?
Sản phẩm phần mềm nguồn mở được ưu tiên sử dụng trong cơ quan nhà nước được lựa chọn bằng những tiêu chí nào?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 20/2014/TT-BTTTT, có quy định về tiêu chí lựa chọn sản phẩm phần mềm nguồn mở được ưu tiên mua sắm, sử dụng trong cơ quan, tổ chức nhà nước như sau:
Tiêu chí lựa chọn sản phẩm phần mềm nguồn mở được ưu tiên mua sắm, sử dụng trong cơ quan, tổ chức nhà nước
Sản phẩm phần mềm nguồn mở được ưu tiên mua sắm, sử dụng trong cơ quan, tổ chức nhà nước phải đáp ứng các tiêu chí như sau:
1. Tiêu chí về chức năng, tính năng kỹ thuật
a) Phần mềm có các chức năng, tính năng kỹ thuật phù hợp với các yêu cầu nghiệp vụ hoặc các quy định, hướng dẫn tương ứng về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan, tổ chức nhà nước;
b) Phần mềm đáp ứng được yêu cầu tương thích với hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu hiện có của cơ quan, tổ chức.
2. Tiêu chí về tính mở và tính bền vững của phần mềm
a) Phần mềm phải đảm bảo các quyền: Tự do sử dụng phần mềm không phải trả phí bản quyền, tự do phân phối lại phần mềm, tự do sửa đổi phần mềm theo nhu cầu sử dụng, tự do phân phối lại phần mềm đã chỉnh sửa (có thể thu phí hoặc miễn phí);
b) Phần mềm phải có bản mã nguồn, bản cài đặt được cung cấp miễn phí trên mạng (internet). Ưu tiên phần mềm có sẵn tài liệu hướng dẫn cài đặt, tài liệu hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt;
c) Phần mềm có điểm ngưỡng thất bại PoF (Point of Failure) từ 50 điểm trở xuống và điểm mô hình độ chín nguồn mở OSMM (Open Source Maturity Model) từ 60 điểm trở lên.
Như vậy, theo quy định trên thì sản phẩm phần mềm nguồn mở được ưu tiên sử dụng trong cơ quan nhà nước được lựa chọn bằng tiêu chí về: Tiêu chí về chức năng, tính năng kỹ thuật; tiêu chí về tính mở và tính bền vững của phần mềm.
Sản phẩm phần mềm nguồn mở (Hình từ Internet)
Sản phẩm phần mềm nguồn mở nào thường được ưu tiên sử dụng trong cơ quan nhà nước?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 20/2014/TT-BTTTT, có quy định về ưu tiên mua sắm, sử dụng phần mềm nguồn mở trong cơ quan, tổ chức nhà nước như sau:
Quy định về ưu tiên mua sắm, sử dụng phần mềm nguồn mở trong cơ quan, tổ chức nhà nước
1. Các sản phẩm phần mềm nguồn mở được ưu tiên mua sắm, sử dụng trong cơ quan, tổ chức nhà nước bao gồm:
a) Sản phẩm phần mềm nguồn mở có tên trong Danh mục quy định tại Điều 4 Thông tư này;
b) Sản phẩm phần mềm nguồn mở đáp ứng tiêu chí quy định tại Điều 3 Thông tư này, đặc biệt là các sản phẩm do tổ chức, doanh nghiệp trong nước phát triển, hoàn thiện, khai thác, cung cấp.
2. Các cơ quan, tổ chức nhà nước khi có nhu cầu sử dụng vốn nhà nước để đầu tư xây dựng, mua sắm, hoặc thuê sử dụng các loại phần mềm có trong Danh mục quy định tại Phụ lục của Thông tư này, hoặc các loại phần mềm mà trên thị trường đã có sản phẩm phần mềm nguồn mở tương ứng thỏa mãn tiêu chí quy định tại Điều 3 Thông tư này, thì phải ưu tiên lựa chọn các sản phẩm phần mềm nguồn mở tương ứng theo quy định tại Khoản 1 Điều này và phải thể hiện rõ sự ưu tiên này trong các tài liệu như thiết kế sơ bộ, thiết kế thi công, kế hoạch đấu thầu, kế hoạch đầu tư, hồ sơ mời thầu, yêu cầu chào hàng, yêu cầu báo giá hoặc các yêu cầu mua sắm khác.
3. Cơ quan, tổ chức nhà nước phải đảm bảo không đưa ra các yêu cầu, điều kiện, tính năng kỹ thuật có thể dẫn tới việc loại bỏ các sản phẩm phần mềm nguồn mở trong các tài liệu như thiết kế sơ bộ, thiết kế thi công, kế hoạch đấu thầu, kế hoạch đầu tư, hồ sơ mời thầu, yêu cầu chào hàng, yêu cầu báo giá hoặc các yêu cầu mua sắm khác.
Như vậy, theo quy định trên thì sản phẩm phần mềm thường được ưu tiên sử dụng trong cơ quan nhà nước là:
- Sản phẩm phần mềm nguồn mở có tên trong Danh mục quy định tại Điều 4 Thông tư này.
- Sản phẩm phần mềm nguồn mở đáp ứng tiêu chí quy định tại Điều 3 Thông tư này, đặc biệt là các sản phẩm do tổ chức, doanh nghiệp trong nước phát triển, hoàn thiện, khai thác, cung cấp.
Danh mục các phần mềm nguồn mở được ưu tiên mua sắm được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 20/2014/TT-BTTTT, có quy định về danh mục như sau:
Quy định về Danh mục
1. Danh mục các sản phẩm phần mềm nguồn mở được ưu tiên mua sắm, sử dụng trong cơ quan, tổ chức nhà nước (sau đây gọi tắt là Danh mục) được quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này. Các sản phẩm phần mềm nguồn mở trong Danh mục đã đáp ứng được các tiêu chí quy định tại Điều 3 Thông tư này.
2. Danh mục được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Danh mục sẽ được cập nhật, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn phát triển.
4. Các đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động tổ chức hội đồng để đánh giá xác định sản phẩm chưa có trong Danh mục nhưng đáp ứng được các tiêu chí quy định tại Điều 3 Thông tư này để áp dụng trong phạm vi Bộ, ngành, địa phương mình.
Như vậy, theo quy định trên thì danh mục các phần mềm nguồn mở được ưu tiên mua sắm được quy định theo những quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?