Sản phẩm tiêu dùng là gì? Việc phân định sản phẩm tiêu dùng được thực hiện bằng bao nhiêu mã đơn nhất?
Sản phẩm tiêu dùng là gì?
Theo tiểu mục 2.2 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10578:2014 (ISO 10377:2013) thì sản phẩm tiêu dùng (consumer product) là sản phẩm được thiết kế và sản xuất chủ yếu cho, nhưng không giới hạn, cá nhân sử dụng, bao gồm các thành phần, các bộ phận, các hướng dẫn và bao bì của nó.
Việc phân định sản phẩm tiêu dùng được thực hiện bằng bao nhiêu mã đơn nhất?
Quy định về phân định sản phẩm tiêu dùng tại tiết 4.5.3 tiểu mục 4.5 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10578:2014 (ISO 10377:2013) như sau:
Yêu cầu chung
...
4.5 Phân định và khả năng xác định nguồn gốc sản phẩm tiêu dùng
...
4.5.3 Phân định sản phẩm tiêu dùng
Tất cả vật phẩm có khả năng xác định nguồn gốc phải được phân định bằng một mã đơn nhất và có thể được ghi nhãn, gán hay gắn tại nguồn (hoặc tại nơi tạo ra chúng), phù hợp với các yêu cầu hợp pháp thích hợp. Thực tiễn thông dụng nhất khuyến nghị sử dụng các mã phân định như mã vạch mã hóa mã số đơn nhất toàn cầu hay kết hợp cùng số xê-ri, số lô, ngày hết hạn và ngày sản xuất. Nếu thiếu bất kì thông tin nào thì người cung ứng phải yêu cầu thông tin đó từ người có thể cung cấp.
Người cung ứng phải đảm bảo tính đơn nhất thực sự của số phân định vật phẩm có khả năng xác định nguồn gốc. Khi liên quan đến người thầu phụ hay người được cấp giấy phép, người cung ứng phải tìm cách đảm bảo tính đơn nhất và, để làm được như vậy, có thể phụ thuộc vào thỏa thuận theo hợp đồng.
Sự phân định sản phẩm phải duy trì trên vật phẩm có khả năng xác định nguồn gốc hay gắn vào vật phẩm đến tận khi vật phẩm được tiêu thụ, quay vòng hay phá hủy. Hơn thế nữa, không được thay đổi sự phân định vật phẩm khi không cần thiết.
...
Theo quy định trên, việc phân định sản phẩm tiêu dùng được thực hiện bằng một mã đơn nhất và có thể được ghi nhãn, gán hay gắn tại nguồn (hoặc tại nơi tạo ra chúng), phù hợp với các yêu cầu hợp pháp thích hợp.
Người cung ứng phải đảm bảo tính đơn nhất thực sự của số phân định vật phẩm có khả năng xác định nguồn gốc.
Sản phẩm tiêu dùng (Hình từ Internet)
Người cung ứng phải sử dụng mã toàn cầu phân định đơn nhất sản phẩm và khả năng xác định nguồn gốc sản phẩm để tập trung vào những việc nào?
Những việc mà người cung ứng cần tập trung khi sử dụng mã toàn cầu phân định đơn nhất sản phẩm và khả năng xác định nguồn gốc sản phẩm được quy định tại tiết 4.5.1 tiểu mục 4.5 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10578:2014 (ISO 10377:2013) như sau:
Yêu cầu chung
...
4.5 Phân định và khả năng xác định nguồn gốc sản phẩm tiêu dùng
4.5.1 Quy định chung
Vật phẩm có khả năng xác định nguồn gốc là một đối tượng vật chất có thể cần phải truy tìm thông tin về lịch sử, ứng dụng hoặc địa điểm của nó. Đối với mỗi vật phẩm có khả năng xác định nguồn gốc, người cung ứng phải có khả năng truy ngược đến người cung ứng trực tiếp sản phẩm (hay thành phần) đó và có khả năng phân định người nhận trực tiếp sản phẩm (hay thành phần) đó.
Tùy thuộc vào bộ luật giới hạn riêng biệt, người cung ứng cũng có thể duy trì khả năng xác định nguồn gốc đến cấp người tiêu dùng nếu phù hợp hay được quy định bởi luật pháp.
Người cung ứng phải sử dụng mã toàn cầu phân định đơn nhất sản phẩm và khả năng xác định nguồn gốc sản phẩm để tập trung vào việc:
- đáp ứng các nhu cầu kinh doanh, ví dụ:
- hỗ trợ an toàn sản phẩm tiêu dùng;
- đảm bảo phù hợp với các yêu cầu khác nhau về luật hay quy định đối với việc phân định, khả năng xác định nguồn gốc, triệu hồi sản phẩm và xây dựng, duy trì hồ sơ;
- chứng minh việc kiểm soát, gia tăng hiệu quả và giảm chi phí của việc triệu hồi sản phẩm để:
- phù hợp với quy định kĩ thuật;
- quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả;
- quản lý chất lượng hiệu quả;
- cung cấp thông tin cho người tiêu dùng và các bên kinh doanh liên quan;
- kiểm tra xác nhận việc có hay thiếu các thuộc tính sản phẩm (ví dụ: hữu cơ, an toàn của trẻ em);
- bảo vệ thương hiệu;
- xây dựng sự xác nhận sản phẩm và chính sách chống hàng giả.
Các vấn đề cần xem xét liên quan đến khả năng xác định nguồn gốc và phân định sản phẩm tiêu dùng bao gồm:
a) Người cung ứng có biết luật, quy định hay tiêu chuẩn về xác định nguồn gốc tại các quốc gia mà sản phẩm của họ được phân phối đến?
b) Mỗi người cung ứng đã báo cho các thành viên khác của chuỗi cung ứng biết hay chưa các yêu cầu về khả năng xác định nguồn gốc đơn nhất của họ?
c) Tất cả các thành phần của sản phẩm có khả năng xác định nguồn gốc hay các sản phẩm mà người cung ứng phân phối hay nhận được có được phân định bằng một mã phân định đơn nhất hay không?
...
Như vậy, người cung ứng phải sử dụng mã toàn cầu phân định đơn nhất sản phẩm và khả năng xác định nguồn gốc sản phẩm để tập trung vào những việc sau:
- Đáp ứng các nhu cầu kinh doanh, ví dụ:
- Hỗ trợ an toàn sản phẩm tiêu dùng.
- Đảm bảo phù hợp với các yêu cầu khác nhau về luật hay quy định đối với việc phân định, khả năng xác định nguồn gốc, triệu hồi sản phẩm và xây dựng, duy trì hồ sơ.
- Chứng minh việc kiểm soát, gia tăng hiệu quả và giảm chi phí của việc triệu hồi sản phẩm để:
- Phù hợp với quy định kĩ thuật.
- Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả.
- Quản lý chất lượng hiệu quả.
- Cung cấp thông tin cho người tiêu dùng và các bên kinh doanh liên quan.
- Kiểm tra xác nhận việc có hay thiếu các thuộc tính sản phẩm (ví dụ: hữu cơ, an toàn của trẻ em).
- Bảo vệ thương hiệu.
- Xây dựng sự xác nhận sản phẩm và chính sách chống hàng giả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?