Sản phẩm xốt táo đóng hộp được yêu cầu về thành phần chính và các chỉ tiêu chất lượng như thế nào?
Xốt táo đóng hộp là sản phẩm thế nào?
Căn cứ theo Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12098:2017 (CODEX STAN 17-1981, REVISED 2011) về Xốt táo đóng hộp có nêu:
Xốt táo đóng hộp là sản phẩm được nghiền nhỏ hoặc xay nhỏ:
- Được chế biến từ quả táo có các đặc trưng của quả thuộc họ Malus domesticus Borkhausen, đã được rửa sạch, có thể bỏ vỏ và cắt gọt những phần không ăn được.
- Có hoặc không có các thành phần cho phép khác nêu trong 3.1.2 Tiêu chuẩn này; và được gia nhiệt, theo cách thích hợp, trước hoặc sau khi ghép kín hộp nhằm ngăn ngừa sự hư hỏng sản phẩm;
Xốt táo đóng hộp được thể hiện dưới các dạng sản phẩm:
(1) Xốt táo đóng hộp có đường - có bổ sung đường và/hoặc chất tạo ngọt carbohydrat khác như mật ong; có tổng hàm lượng chất rắn hòa tan không nhỏ hơn 16,5 % (16,5 oBx).
(2) Xốt táo đóng hộp không đường - không bổ sung chất tạo ngọt; có tổng hàm lượng chất rắn hòa tan không nhỏ hơn 9,0 % (9,0 oBx).
(3) Các dạng khác: Cho phép bất kỳ cách trình bày nào khác của sản phẩm với điều kiện sản phẩm:
- Đủ để phân biệt với các dạng trình bày khác quy định trong tiêu chuẩn này;
- Đáp ứng được tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn, khi có thể; và
- Được mô tả đầy đủ trên nhãn để tránh nhầm lẫn hoặc gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.
Sản phẩm xốt táo đóng hộp được yêu cầu về thành phần chính và các chỉ tiêu chất lượng như thế nào? (Hình từ Internet)
Sản phẩm xốt táo đóng hộp được yêu cầu về thành phần chính và các chỉ tiêu chất lượng như thế nào?
Tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12098:2017 (CODEX STAN 17-1981, REVISED 2011) về Xốt táo đóng hộp có nêu về thành phần chính và các chỉ tiêu chất lượng như sau:
(1) Thành phần chính:
- Thành phần cơ bản
Táo phải đáp ứng các yêu cầu như trong mô tả sản phẩm nêu trên
- Thành phần cho phép khác
+ Muối (natri clorua);
+ Gia vị;
+ Đường phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7968:2008 (CODEX STAN 212: 1999) về đường và/hoặc chất tạo ngọt carbohydrat, ví dụ: mật ong phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5267-1:2008 (CODEX STAN 12:1981, sx 2-2001, Phần 1);
+ Nước.
(2) Chỉ tiêu chất lượng:
- Màu sắc, hương, vị và cấu trúc
Xốt táo đóng hộp phải có màu sắc, hương, vị tự nhiên và phải có cấu trúc đặc trưng của sản phẩm. Số lượng, kích cỡ và các khuyết tật rõ (như hạt hoặc mảnh hạt, vỏ quả, lá noãn, miếng táo bị thâm, đen và bất kỳ chất ngoại lai tự nhiên khác) không được ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình thức bên ngoài hoặc chất lượng sử dụng của sản phẩm.
- Phân loại hộp “khuyết tật”
Hộp bị coi là khuyết tật khi không đáp ứng một hoặc một số các yêu cầu chất lượng hoặc yêu cầu về tổng hàm lượng chất rắn theo quy định nêu trong 2.2 Tiêu chuẩn này
- Chấp nhận lô hàng
Lô hàng được coi là đáp ứng các yêu cầu về chất lượng quy định đối với tổng hàm lượng chất rắn nêu trong 2.2 Tiêu chuẩn này và tiêu chí chất lượng trong 3.2 Tiêu chuẩn này khi số “khuyết tật" không vượt quá số chấp nhận (c) của phương án lấy mẫu thích hợp với AQL bằng 6,5.
Ghi nhãn sản phẩm xốt táo đóng hộp thế nào cho phù hợp?
Về việc ghi nhãn cho sản phẩm xốt táo đóng hộp thực hiện theo Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12098:2017 (CODEX STAN 17-1981, REVISED 2011) cụ thể:
Ghi nhãn
Các sản phẩm quy định trong tiêu chuẩn này được ghi nhãn theo TCVN 7087:2013 (CODEX STAN 1-1985, Amd 2010) Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn, ngoài ra cần áp dụng các yêu cầu cụ thể như sau:
8.1 Tên sản phẩm
8.1.1 Tên của sản phẩm là “xốt táo đóng hộp”.
8.1.2 Nếu sản phẩm có đường phù hợp với 2.2.1 thì tên sản phẩm phải kèm theo cụm từ "có đường” gần sát với tên của sản phẩm.
8.1.3 Nếu sản phẩm không đường và phù hợp với các yêu cầu trong 2.2.2 thì cần có cụm từ “không đường" gần sát với tên của sản phẩm.
8.1.4 Nếu có thành phần bổ sung, được xác định trong 3.1.2, làm thay đổi hương đặc trưng của sản phẩm thì tên của sản phẩm phải bổ sung cụm từ thích hợp, ví dụ “có hương X".
8.1.5 Các dạng khác: Nếu sản phẩm được chế biến phù hợp với các dạng khác (trong 2.2.3) thì trên nhãn phải ghi từ hoặc cụm từ phụ gần sát với tên sản phẩm, để tránh gây hiểu nhầm hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
8.2 Ghi nhãn bao gói sản phẩm không dùng để bán lẻ
Ngoài tên của sản phẩm, dấu hiệu nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà đóng gói, nhà phân phối hoặc nhà nhập khẩu, cũng như các hướng dẫn bảo quản phải được ghi trên nhãn thì thông tin đối với các vật chứa sản phẩm không để bán lẻ cũng phải ghi trên nhãn hoặc trong các tài liệu kèm theo. Tuy nhiên, việc nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ nhà sản xuất hoặc nhà đóng gói, nhà phân phối hoặc nhà nhập khẩu có thể thay bằng ký hiệu nhận biết, với điều kiện là ký hiệu đó có thể dễ dàng nhận biết cùng với các tài liệu kèm theo lô hàng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Được từ chối kết quả trúng đấu giá không? Nếu được từ chối kết quả trúng đấu giá thì ai là người trúng đấu giá?
- Lĩnh vực tài chính ngân hàng và bảo hiểm có là lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã hay không theo quy định?
- Kho ngoại quan là kho, bãi lưu trữ hàng hóa chờ xuất khẩu hay chờ nhập khẩu theo quy định pháp luật?
- Giao dịch nội bộ của hợp tác xã gồm các hoạt động nào? Tăng tỷ lệ giá trị giao dịch nội bộ có là tiêu chí xét thụ hưởng chính sách của Nhà nước?
- Báo cáo của Tổ chức đấu thầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp đối với trái phiếu phát hành tại thị trường trong nước theo Thông tư 76/2024 thế nào?