Sàn Temu được sử dụng để làm gì? Trách nhiệm của người bán trên sàn Temu khi hoạt động tại Việt Nam là gì?
Sàn Temu được sử dụng để làm gì?
Temu là sàn bán lẻ thương mại điện tử xuyên biên giới được điều hành bởi công ty thương mại điện tử Trung Quốc PDD Holdings.
Căn cứ quy định tại khoản 9 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP và khoản 2 Điều 35 Nghị định 52/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP) thì sàn Temu có thể hiểu là một sàn giao dịch thương mại điện tử được sử dụng để mua sắm trực tuyến, cho phép người tiêu dùng tìm kiếm, so sánh và đặt hàng nhiều loại sản phẩm từ nhiều nhà cung cấp khác nhau.
Bên cạnh đó, sàn Temu cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Sàn Temu được sử dụng để làm gì? Trách nhiệm của người bán trên sàn Temu khi hoạt động tại Việt Nam là gì? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của người bán trên sàn Temu khi hoạt động tại Việt Nam là gì?
Như đã nêu trên, sàn Temu là một sàn giao dịch thương mại điện tử, theo đó, trách nhiệm của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử được quy định tại Điều 37 Nghị định 52/2013/NĐ-CP như sau:
(1) Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin quy định tại Điều 29 Nghị định 52/2013/NĐ-CP cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử khi đăng ký sử dụng dịch vụ.
(2) Cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa, dịch vụ theo quy định từ Điều 30 đến Điều 34 Nghị định 52/2013/NĐ-CP khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
(3) Đảm bảo tính chính xác, trung thực của thông tin về hàng hóa, dịch vụ cung cấp trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
(4) Thực hiện các quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định 52/2013/NĐ-CP khi ứng dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
(5) Cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của mình khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ hoạt động thống kê thương mại điện tử.
(6) Tuân thủ quy định của pháp luật về thanh toán, quảng cáo, khuyến mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định của pháp luật có liên quan khác khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
(7) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
Người sở hữu Website Temu Việt Nam có trách nhiệm thế nào?
Căn cứ Điều 27 Nghị định 52/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP) thì người sở hữu Website Temu Việt Nam (website thương mại điện tử bán hàng) có các trách nhiệm sau đây:
- Thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng theo quy định tại Mục 1 Chương IV Nghị định 52/2013/NĐ-CP nếu website có chức năng đặt hàng trực tuyến.
- Thực hiện đầy đủ việc cung cấp thông tin trên website theo các quy định tại Mục này và chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của thông tin.
- Tuân thủ các quy định về bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng quy định tại Mục 1 Chương V Nghị định 52/2013/NĐ-CP.
- Thực hiện các quy định, tại Mục 2 Chương II Nghị định 52/2013/NĐ-CP nếu website có chức năng đặt hàng trực tuyến.
- Thực hiện các quy định tại Mục 2 Chương V Nghị định 52/2013/NĐ-CP nếu website có chức năng thanh toán trực tuyến.
- Cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của mình khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ hoạt động thống kê thương mại điện tử, hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong thương mại điện tử.
- Lưu trữ thông tin về các giao dịch được thực hiện qua website theo quy định của pháp luật về kế toán; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Việc cung cấp thông tin trên website thương mại điện tử bán hàng được quy định tại Điều 28 Nghị định 52/2013/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP) như sau:
- Website thương mại điện tử bán hàng phải cung cấp đầy đủ thông tin về người sở hữu website, hàng hóa, dịch vụ và các điều khoản của hợp đồng mua bán áp dụng cho hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu trên website theo quy định từ Điều 29 đến Điều 34 Nghị định 52/2013/NĐ-CP.
- Những thông tin này phải bảo đảm các yêu cầu sau:
+ Rõ ràng, chính xác, dễ tìm và dễ hiểu;
+ Được sắp xếp tại các mục tương ứng trên website và có thể truy cập bằng phương pháp trực tuyến;
+ Có khả năng lưu trữ, in và hiển thị được về sau;
+ Được hiển thị rõ đối với khách hàng trước thời điểm khách hàng gửi đề nghị giao kết hợp đồng.
+ Công bố trên trang chủ website đường dẫn đến các thông tin quy định tại Điều 32, Điều 33, Điều 34 Nghị định 52/2013/NĐ-CP trong trường hợp website có chức năng đặt hàng trực tuyến.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?