Sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng phòng hộ đã có rừng được pháp luật quy định như thế nào?
Trong rừng phòng hộ sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp phải dựa trên nguyên tắc nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng phòng hộ
1. Nguyên tắc
a) Không thực hiện sản xuất lâm, nông ngư nghiệp kết hợp ở rừng phòng hộ đầu nguồn có độ dốc trên 30 độ; vùng bờ biển bị xói lở thuộc rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;
b) Sử dụng hiệu quả không gian, môi trường rừng để thực hiện sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp;
c) Hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của chủ rừng, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng tham gia hoạt động lâm nghiệp.
...
Theo đó, trong rừng phòng hộ sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp phải dựa trên nguyên tắc sau đây:
- Không thực hiện sản xuất lâm, nông ngư nghiệp kết hợp ở rừng phòng hộ đầu nguồn có độ dốc trên 30 độ; vùng bờ biển bị xói lở thuộc rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;
- Sử dụng hiệu quả không gian, môi trường rừng để thực hiện sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp;
- Hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của chủ rừng, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng tham gia hoạt động lâm nghiệp.
Sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng phòng hộ đã có rừng như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 25 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng phòng hộ
...
2. Đối với khu rừng phòng hộ đã có rừng
Chủ rừng, bên nhận khoán ổn định là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được trồng xen cây nông nghiệp, cây lâm sản ngoài gỗ, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng phòng hộ, nhưng không được làm suy giảm diện tích rừng, chất lượng, ảnh hưởng đến tái sinh rừng và khả năng phòng hộ của rừng.
Như vậy, đối với khu rừng phòng hộ đã có rừng sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp thì chủ rừng, bên nhận khoán ổn định là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được trồng xen cây nông nghiệp, cây lâm sản ngoài gỗ, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng phòng hộ, nhưng không được làm suy giảm diện tích rừng, chất lượng, ảnh hưởng đến tái sinh rừng và khả năng phòng hộ của rừng.
Rừng phòng hộ sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp (Hình từ Internet)
Đối với đất chưa có rừng phòng hộ sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp được pháp luật quy định như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 25 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng phòng hộ
...
...
3. Đối với đất chưa có rừng
a) Chủ rừng, bên nhận khoán ổn định là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được sử dụng đất chưa có rừng để kết hợp sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, nhưng phải trồng rừng trên diện tích đất được giao, khoán bảo đảm tỷ lệ diện tích có rừng từ 80% trở lên của lô rừng đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng chắn gió, chắn cát bay; 60% trở lên đối với rừng ngập mặn có kết hợp nuôi trồng thủy sản. Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để phát triển rừng phòng hộ thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Được trồng xen cây nông nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả với cây rừng trên diện tích đất được giao, khoán. Không được chăn thả gia súc, gia cầm, vật nuôi trên diện tích mới trồng rừng, đang trong thời kỳ chăm sóc;
c) Được sử dụng diện tích đất xen giữa các băng trồng cây rừng để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp với tỷ lệ không quá 20% diện tích đất của lô rừng được giao, khoán thuộc khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; 40% diện tích mặt nước đối với rừng ngập mặn có kết hợp nuôi trồng thủy sản.
Theo đó, đối với đất chưa có rừng phòng hộ sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp được pháp luật quy định như sau:
- Chủ rừng, bên nhận khoán ổn định là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được sử dụng đất chưa có rừng để kết hợp sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, nhưng phải trồng rừng trên diện tích đất được giao, khoán bảo đảm tỷ lệ diện tích có rừng từ 80% trở lên của lô rừng đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng chắn gió, chắn cát bay;
60% trở lên đối với rừng ngập mặn có kết hợp nuôi trồng thủy sản. Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để phát triển rừng phòng hộ thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Được trồng xen cây nông nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả với cây rừng trên diện tích đất được giao, khoán. Không được chăn thả gia súc, gia cầm, vật nuôi trên diện tích mới trồng rừng, đang trong thời kỳ chăm sóc;
- Được sử dụng diện tích đất xen giữa các băng trồng cây rừng để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp với tỷ lệ không quá 20% diện tích đất của lô rừng được giao, khoán thuộc khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; 40% diện tích mặt nước đối với rừng ngập mặn có kết hợp nuôi trồng thủy sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?