Sao chép băng đĩa lậu rồi mang bán có được xem là hành vi xâm phạm quyền tác giả hay không? Nếu có thì bị xử phạt như thế nào?

Dạo gần đây tôi thấy nhiều cửa hàng bán băng đĩa thực hiện sao chép các bài hát hải ngoại ra các đĩa CD trắng khá nhiều nhưng việc sao chép rồi mang bán không hề xin phép tác giả hay có giấy phép về việc sản xuất băng đĩa này, vậy đây có được xem là hành vi xâm phạm quyền tác giả hay không? Nếu có hành vi này bị xử phạt như thế nào?

Sao chép là gì?

Căn cứ Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định như sau:

“Điều 4. Giải thích từ ngữ
[...]
10. Sao chép là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo bản sao dưới hình thức điện tử.
[...]”

Theo đó, sao chép là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo bản sao dưới hình thức điện tử.

Sao chép băng đĩa lậu có xâm phạm quyền tác giả?

Sao chép băng đĩa lậu có xâm phạm quyền tác giả?

Sao chép băng đĩa lậu rồi mang bán có được xem là hành vi xâm phạm quyền tác giả hay không?

Các hành vi xâm phạm quyền tác giả được quy định tại Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2023) như sau:

Hành vi xâm phạm quyền tác giả
1. Xâm phạm quyền nhân thân quy định tại Điều 19 của Luật này.
2. Xâm phạm quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này.
3. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ quy định tại các điều 25, 25a và 26 của Luật này.
4. Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu biện pháp công nghệ hữu hiệu do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình nhằm thực hiện hành vi quy định tại Điều này và Điều 35 của Luật này.
5. Sản xuất, phân phối, nhập khẩu, chào bán, bán, quảng bá, quảng cáo, tiếp thị, cho thuê hoặc tàng trữ nhằm mục đích thương mại các thiết bị, sản phẩm hoặc linh kiện, giới thiệu hoặc cung cấp dịch vụ khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị, sản phẩm, linh kiện hoặc dịch vụ đó được sản xuất, sử dụng nhằm vô hiệu hóa biện pháp công nghệ hữu hiệu bảo vệ quyền tác giả.
6. Cố ý xóa, gỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
7. Cố ý phân phối, nhập khẩu để phân phối, phát sóng, truyền đạt hoặc cung cấp đến công chúng bản sao tác phẩm khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền đã bị xóa, gỡ bỏ, thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
8. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy định để được miễn trừ trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian quy định tại khoản 3 Điều 198b của Luật này.

Như vậy, hành vi sao chép băng đĩa lậu rồi mang bán được xem là sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả là một trong các hành vi xâm phạm quyền tác giả.

Trước đây, các hành vi xâm phạm quyền tác giả được quy định tại Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau:

- Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

- Mạo danh tác giả.

- Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.

- Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.

- Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

- Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.

- Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.

- Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.

- Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

- Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

- Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

- Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

- Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.

- Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

- Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.

- Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Như vậy, hành vi sao chép băng đĩa lậu rồi mang bán được xem là sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả là một trong các hành vi xâm phạm quyền tác giả.

Xử phạt như thế nào đối với hành vi sao chép băng đĩa lậu rồi mang bán mà không có sự đồng ý của tác giả?

Căn cứ Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 28/2017/NĐ-CP quy định về mức phạt hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm như sau:

“Điều 18. Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.”

Căn cứ Điều 27 Nghị định 131/2013/NĐ-CP, được sủa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 28/2017/NĐ-CP quy định về mức phạt hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sao chép bản ghi âm, ghi hình như sau:

“Điều 27. Hành vi xâm phạm quyền sao chép bản ghi âm, ghi hình
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép bản ghi âm, ghi hình mà không được phép của chủ sở hữu quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.”

Căn cứ Điều 8 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định về mức phạt hành chính đối với Hành vi vận chuyển, tàng trữ hàng hóa sao chép lậu như sau:

“Điều 8. Hành vi vận chuyển, tàng trữ hàng hóa sao chép lậu
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển hàng hóa được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ hàng hóa được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”

Theo đó, cần xem xét hành vi sao chép băng đĩa lậu không xin phép tác giả cụ thể như thế nào để áp dụng mức xử phạt cho phù hợp theo các quy định trên. Tuy nhiên, đây là khung hình phạt đối với cá nhân, đối với tổ chức, doanh nghiệp thì mức phạt gấp 02 lần mức phạt nêu trên.

Xâm phạm quyền tác giả
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Web lậu là gì? Xem phim trên web lậu bị xử phạt bao nhiêu tiền? Chủ trang chiếu phim trên web lậu bị xử phạt không?
Pháp luật
Quay lén phim chiếu rạp đăng lên mạng có thể bị phạt tù tội gì? Hình phạt cao nhất đối với người quay lén phim chiếu rạp đăng lên mạng?
Pháp luật
Có được đặt tên cho tác phẩm dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt không? Mức phạt cho hành vi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm là bao nhiêu?
Pháp luật
Sao chép tác phẩm văn học đăng tải trên mạng xã hội để câu view khi chưa có sự đồng ý của chủ sở hữu có phải là hành vi xâm phạm quyền tác giả hay không? Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi này như thế nào?
Pháp luật
Livestream tranh vẽ lên mạng xã hội nhưng chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu có được xem là hành vi xâm phạm quyền tác giả hay không? Xử lý hành chính đối với hành vi này được quy định như thế nào?
Pháp luật
Những hành vi nào được coi là xâm phạm quyền tác giả trên Internet? Những đối tượng nào không được bảo hộ quyền tác giả trên Internet?
Pháp luật
Trích dẫn tài liệu nghiên cứu có ghi sai về nguồn gốc xuất xứ của tác phẩm có bị xem là xâm phạm quyền đặt tên, đứng tên tác giả không?
Pháp luật
Sao chép băng đĩa lậu rồi mang bán có được xem là hành vi xâm phạm quyền tác giả hay không? Nếu có thì bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Bổ sung các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao từ 01/01/2023?
Pháp luật
Có bị xem là xâm phạm quyền tác giả đối với hành vi tải ảnh trên mạng về có xin phép tác giả nhưng không trích nguồn không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xâm phạm quyền tác giả
3,626 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xâm phạm quyền tác giả

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xâm phạm quyền tác giả

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào