Sáp nhập Bộ và cơ quan ngang Bộ là gì? Việt Nam có bao nhiêu Bộ, cơ quan ngang Bộ theo quy định hiện nay?

Sáp nhập Bộ và cơ quan ngang Bộ là gì? Việt Nam có bao nhiêu Bộ và cơ quan ngang Bộ theo quy định hiện nay? Cơ cấu tổ chức của Bộ và cơ quan ngang Bộ như thế nào? Đã có Kế hoạch sáp nhập Bộ và cơ quan ngang Bộ?

Sáp nhập Bộ và cơ quan ngang Bộ là gì?

Sáp nhập bộ và cơ quan ngang bộ là quá trình tổ chức lại các cơ quan hành chính nhà nước, trong đó hai hoặc nhiều bộ, cơ quan ngang bộ được hợp nhất thành một đơn vị mới. Mục đích của việc sáp nhập này thường là nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm thiểu sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, cũng như tối ưu hóa bộ máy hành chính.

Khi thực hiện sáp nhập, các bộ hoặc cơ quan ngang bộ có thể hợp nhất các chức năng, nhiệm vụ tương tự để hình thành một cơ quan mới có phạm vi quản lý rộng hơn và giảm thiểu sự chồng chéo trong công tác quản lý nhà nước.

Việc sáp nhập bộ và cơ quan ngang bộ thường được tiến hành trong các đợt cải cách hành chính, nhằm tinh gọn bộ máy nhà nước, giảm bớt biên chế, tiết kiệm ngân sách, đồng thời nâng cao tính hiệu quả và khả năng đáp ứng các yêu cầu phát triển của đất nước.

Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Sáp nhập Bộ và cơ quan ngang Bộ là gì? Việt Nam có bao nhiêu Bộ, cơ quan ngang Bộ theo quy định hiện nay?

Sáp nhập Bộ và cơ quan ngang Bộ là gì? Việt Nam có bao nhiêu Bộ, cơ quan ngang Bộ theo quy định hiện nay? (hình từ Internet)

Việt Nam có bao nhiêu Bộ và cơ quan ngang Bộ theo quy định hiện nay?

Căn cứ tại Điều 39 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định Bộ, cơ quan ngang Bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.

Hiện nay, Việt Nam hiện có 18 Bộ và 4 cơ quan ngang Bộ được căn cứ tại Nghị quyết 08/2021/QH15 gồm:

- 18 Bộ bao gồm:

(1) Bộ Quốc phòng;

(2) Bộ Công an;

(3) Bộ Ngoại giao;

(4) Bộ Nội vụ;

(5) Bộ Tư pháp;

(6) Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

(7) Bộ Tài chính;

(8) Bộ Công Thương;

(9) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

(10) Bộ Giao thông vận tải;

(11) Bộ Xây dựng;

(12) Bộ Tài nguyên và Môi trường;

(13) Bộ Thông tin và Truyền thông;

(14) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

(15) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

(16) Bộ Khoa học và Công nghệ;

(17) Bộ Giáo dục và Đào tạo;

(18) Bộ Y tế.

- 04 cơ quan ngang bộ gồm:

(1) Ủy ban Dân tộc;

(2) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

(3) Thanh tra Chính phủ;

(4) Văn phòng Chính phủ.

Xem Danh sách người đứng đầu các Bộ và cơ quan ngang Bộ cập nhật tới ngày 12/07/2024.

Tải về

Trong đó, trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được quy định như sau:

- Chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công; về kết quả, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ, cơ quan ngang bộ; về các quyết định và kết quả thực hiện các quyết định của mình trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao; cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ.

- Thực hiện báo cáo công tác trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; giải trình, trả lời chất vấn trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.

- Thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý.

(Căn cứ tại Điều 37 Luật Tổ chức chính phủ 2015)

Đồng thời, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong mối quan hệ với chính quyền địa phương là:

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện các nhiệm vụ công tác thuộc ngành, lĩnh vực được phân công hoặc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

- Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên về ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm quản lý.

Đề nghị Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trái với các văn bản về ngành, lĩnh vực được phân công. Nếu Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không chấp hành thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

(Căn cứ tại Điều 36 Luật Tổ chức chính phủ 2015)

Cơ cấu tổ chức của Bộ và cơ quan ngang Bộ như thế nào?

Căn cứ tại Điều 40 Luật Tổ chức chính phủ 2015 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019 quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ và cơ quan ngang Bộ như sau:

Cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ
1. Cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ gồm vụ, văn phòng, thanh tra, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Vụ, văn phòng, thanh tra, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập có người đứng đầu.
Số lượng cấp phó của người đứng đầu tổng cục không quá 04; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định số lượng cấp phó của người đứng đầu vụ, văn phòng, thanh tra, cục, đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm bình quân không quá 03 người trên một đơn vị.
3. Việc thành lập các đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quyết định căn cứ vào tính chất, phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ, cơ quan ngang bộ.

Như vậy, cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ gồm vụ, văn phòng, thanh tra, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập.

Đã có Kế hoạch sáp nhập Bộ và cơ quan ngang Bộ?

Vừa qua, Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 đã ban hành Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, xem chi tiết tại bài viết:

>>> Xem bài viết: Kế hoạch 141/KH-BCĐTKNQ18 thay thế Kế hoạch 140/KH-BCĐTKNQ18 về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ?

Sáp nhập các bộ ngành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Kế hoạch sáp nhập các bộ ngành mới nhất 14 Bộ ngành được sắp xếp, hợp nhất theo định hướng thế nào?
Pháp luật
Sáp nhập Bộ và cơ quan ngang Bộ là gì? Việt Nam có bao nhiêu Bộ, cơ quan ngang Bộ theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Phương án sáp nhập các bộ ngành thế nào? Sáp nhập các bộ ngành như thế nào theo Nghị quyết số 18 NQ TW?
Pháp luật
Dự kiến sáp nhập các bộ ngành nào? Thông tin sáp nhập các bộ ngành theo Nghị quyết 18-NQ/TW 2017 thế nào?
Pháp luật
Thông tin sáp nhập các bộ ngành mới nhất? Sáp nhập các bộ ngành trung ương trong nhiệm kỳ tới theo Nghị quyết 18 như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sáp nhập các bộ ngành
772 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sáp nhập các bộ ngành

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sáp nhập các bộ ngành

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào