Sạt lở đường bộ là gì? Nhà thầu bảo trì công trình đường bộ có trách nhiệm gì khi sạt lở đường bộ xảy ra?

Sạt lở đường bộ là gì? Nhà thầu bảo trì công trình đường bộ có trách nhiệm gì khi sạt lở đường bộ xảy ra theo quy định pháp luật? Khắc phục hậu quả thiên tai đường bộ khi sạt lở ta luy âm như thế nào?

Sạt lở đường bộ là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 40/2024/TT-BGTVT có định nghĩa "Sạt lở đường bộ" như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Sạt lở đường bộ là hiện tượng nền đường bộ, ta luy âm, ta luy dương của đường bộ bị biến dạng, hư hỏng do thiên tai gây ra;
2. Công trình phòng, chống thiên tai đường bộ là những công trình được xây dựng kiên cố hoặc tạm thời để hạn chế hoặc làm giảm nhẹ các tác động của thiên tai đối với công trình đường bộ;
...

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì sạt lở đường bộ là hiện tượng nền đường bộ, ta luy âm, ta luy dương của đường bộ bị biến dạng, hư hỏng do thiên tai gây ra.

Sạt lở đường bộ là gì? Nhà thầu bảo trì công trình đường bộ có trách nhiệm gì khi thiên tai đường bộ xảy ra?

Sạt lở đường bộ là gì? Nhà thầu bảo trì công trình đường bộ có trách nhiệm gì khi sạt lở đường bộ xảy ra? (Hình từ Internet)

Nhà thầu bảo trì công trình đường bộ có trách nhiệm gì khi sạt lở đường bộ xảy ra?

Căn cứ theo quy định tại tại điểm c khoản 5 Điều 9 Thông tư 40/2024/TT-BGTVT như sau:

Chỉ đạo, chỉ huy ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
...
5. Khi thiên tai xảy ra, các cơ quan quản lý đường bộ, Khu Quản lý đường bộ, Ban Quản lý dự án, doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ, nhà thầu bảo trì công trình đường bộ, có trách nhiệm thực hiện các biện pháp ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn như sau:
a) Cứu người, bảo vệ tài sản của nhà nước, của nhân dân;
b) Gia cố, sửa chữa ngay tại chỗ các vị trí, khu vực công trình xảy ra sự cố để làm giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra đối với kết cấu hạ tầng đường bộ. Trường hợp xảy ra sự cố ngoài khả năng ứng phó của đơn vị mình thì phải báo cáo, đề xuất ngay lên cơ quan có thẩm quyền để được sự hỗ trợ cần thiết;
c) Khi thấy nguy cơ có thể xảy ra sạt lở đường bộ, đất, đá, lũ quét gây nguy hiểm cho người và phương tiện giao thông đường bộ cần triển khai việc hạn chế, phân luồng phương tiện hoặc cấm phương tiện qua lại;
d) Giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm, tuyến đường bị ngập sâu, khu vực có nguy cơ sạt lở đất, đá do mưa, lũ hoặc dòng chảy;
đ) Bảo đảm giao thông và thông tin liên lạc;
e) Phối hợp với Ban chỉ huy phòng thủ dân sự của địa phương trong việc thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng;
...

Như vậy, khi thấy nguy cơ có thể xảy ra sạt lở đường bộ gây nguy hiểm cho người và phương tiện giao thông đường bộ thì nhà thầu bảo trì công trình đường bộ cần triển khai việc hạn chế, phân luồng phương tiện hoặc cấm phương tiện qua lại.

Khắc phục hậu quả thiên tai đường bộ khi sạt lở ta luy âm như thế nào?

Căn cứ vào điểm d khoản 1 Điều 15 Thông tư 40/2024/TT-BGTVT có quy định như sau:

Công tác khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông đối với công trình đường bộ đã đưa vào khai thác, sử dụng
1. Khắc phục hậu quả thiên tai, xử lý ùn tắc, bảo đảm giao thông
Khi thiên tai xảy ra gây ảnh hưởng đến hoạt động giao thông đường bộ, cơ quan quản lý đường bộ, Khu Quản lý đường bộ, nhà thầu quản lý, bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ có trách nhiệm triển khai khắc phục ngay hậu quả thiên tai, xử lý ùn tắc, bảo đảm giao thông đường bộ. Hoạt động này gồm một hoặc một số công việc sau:
...
c) Sạt lở đất, đá ta luy dương xuống nền, mặt đường: đào, cậy phá các tảng đá kém ổn định, hót dọn sụt lở ta luy dương; khi cần gia cố ổn định chân ta luy dương thì sử dụng kè rọ thép đã hộc hoặc giải pháp kỹ thuật khác phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn để thông xe an toàn;
d) Khi sạt lở ta luy âm, lún sụt lấn vào nền, mặt đường: tùy theo địa hình thực tế, thực hiện gia cố ta luy âm bằng xếp kè rọ thép đá hộc hoặc dùng cọc thép hình hoặc cọc cừ tạo tường chắn chống sụt hoặc giải pháp kỹ thuật khác phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn; khi sạt lở taluy âm, bề rộng mặt đường còn lại ≤ 3,0 m, thực hiện lấp rãnh tạm thời hoặc xén vào chân ta luy dương đạt bề rộng mặt đường ≥ 4,0 m để thông xe tạm, sau đó hoàn thiện cho thông xe bình thường;
...

Như vậy, trường hợp sạt lở ta luy âm lún sụt lấn vào nền, mặt đường thì tùy theo địa hình thực tế, Khu Quản lý đường bộ, nhà thầu quản lý, bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ có trách nhiệm triển khai thực hiện công việc sau:

- Thực hiện gia cố ta luy âm bằng xếp kè rọ thép đá hộc hoặc dùng cọc thép hình hoặc cọc cừ tạo tường chắn chống sụt hoặc giải pháp kỹ thuật khác phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn;

- Trường hợp sạt lở taluy âm, bề rộng mặt đường còn lại ≤ 3,0 m: Thực hiện lấp rãnh tạm thời hoặc xén vào chân ta luy dương đạt bề rộng mặt đường ≥ 4,0 m để thông xe tạm, sau đó hoàn thiện cho thông xe bình thường.

Lưu ý: Thông tư 40/2024/TT-BGTVT có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2025.

Sạt lở đường bộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sạt lở đường bộ là gì? Nhà thầu bảo trì công trình đường bộ có trách nhiệm gì khi sạt lở đường bộ xảy ra?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sạt lở đường bộ
140 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sạt lở đường bộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sạt lở đường bộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào