Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, hợp tác xã có được phép tiếp tục hoạt động kinh doanh không?
- Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, hợp tác xã có được phép tiếp tục hoạt động kinh doanh không?
- Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, hợp tác xã có được phép thanh toán khoản nợ không có bảo đảm?
- Hợp tác xã có thể báo cáo trước khi thanh toán khoản nợ không có bảo đảm phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản bằng những hình thức nào?
Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, hợp tác xã có được phép tiếp tục hoạt động kinh doanh không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Phá sản 2014 như sau:
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản
1. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh, nhưng phải chịu sự giám sát của Thẩm phán và Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
2. Trường hợp xét thấy người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng điều hành, doanh nghiệp, hợp tác xã có dấu hiệu vi phạm khoản 1 Điều 48 của Luật này thì Thẩm phán ra quyết định thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã đó theo đề nghị của Hội nghị chủ nợ hoặc Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Như vậy, sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, hợp tác xã vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh nhưng phải chịu sự giám sát của Thẩm phán và Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản.
Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, hợp tác xã có được phép tiếp tục hoạt động kinh doanh không? (Hình từ Internet)
Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, hợp tác xã có được phép thanh toán khoản nợ không có bảo đảm?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Phá sản 2014 như sau:
Hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã bị cấm sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản
1. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, cấm doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện các hoạt động sau:
a) Cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản;
b) Thanh toán khoản nợ không có bảo đảm, trừ khoản nợ không có bảo đảm phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại điểm c khoản 1 Điều 49 của Luật này;
c) Từ bỏ quyền đòi nợ;
d) Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Giao dịch quy định tại khoản 1 Điều này là vô hiệu và xử lý theo quy định tại Điều 60 của Luật này.
Như vậy, theo quy định trên, sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, hợp tác xã không được phép thanh toán khoản nợ không có bảo đảm trừ khoản nợ không có bảo đảm phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động trong hợp tác xã quy định tại điểm c khoản 1 Điều 49 Luật Phá sản 2014;
Lưu ý: Trước khi thực hiện thanh toán khoản nợ không có bảo đảm phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản phải báo cáo cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. (điểm c khoản 1 Điều 49 của Luật Phá sản 2014)
Hợp tác xã có thể báo cáo trước khi thanh toán khoản nợ không có bảo đảm phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản bằng những hình thức nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật Phá sản 2014 như sau:
Giám sát hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản
1. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã phải báo cáo Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trước khi thực hiện các hoạt động sau:
a) Hoạt động liên quan đến việc vay, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, mua bán, chuyển nhượng, cho thuê tài sản; bán, chuyển đổi cổ phần; chuyển quyền sở hữu tài sản;
b) Chấm dứt thực hiện hợp đồng có hiệu lực;
c) Thanh toán khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản; trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Hình thức báo cáo gồm báo cáo trực tiếp, thư bảo đảm, thư thường, thư điện tử, fax, telex.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của doanh nghiệp, hợp tác xã thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm trả lời cho doanh nghiệp, hợp tác xã việc được thực hiện hoặc không được thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này và phải chịu trách nhiệm về việc trả lời của mình. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải báo cáo Thẩm phán về nội dung trả lời của mình.
...
Như vậy, trước khi thanh toán khoản nợ không có bảo đảm phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản hợp tác xã có thể báo cáo cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thông qua các hình thức như:
- Báo cáo trực tiếp;
- thư bảo đảm;
- thư thường;
- thư điện tử;
- Fax, telex.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của hợp tác xã thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm trả lời cho hợp tác xã về việc được hay không được thực hiện thanh toán khoản nợ không có bảo đảm phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và phải chịu trách nhiệm về việc trả lời của mình.
Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải báo cáo Thẩm phán về nội dung trả lời của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?
- 03 trường hợp hợp tác xã ngừng hoạt động cho vay nội bộ? Điều kiện để hợp tác xã thực hiện hoạt động cho vay nội bộ là gì?
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?