Sau khi có văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư trúng thầu thì bên mời thầu phải đăng tải thông tin gì lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia?
- Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư trúng thầu cần phải đảm bảo những nội dung nào?
- Sau khi có văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư trúng thầu thì bên mời thầu phải đăng tải thông tin gì lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia?
- Nhà đầu tư được mời đến đàm phán, hoàn thiện hợp đồng nhưng không đến thì nhà đầu tư có được nhận lại bảo đảm dự thầu không?
Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư trúng thầu cần phải đảm bảo những nội dung nào?
Căn cứ Điều 57 Nghị định 25/2020/NĐ-CP thì vn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư trúng thầu sẽ bao gồm các nội dung sau:
(1) Tên dự án; mục tiêu, quy mô của dự án;
(2) Tên nhà đầu tư trúng thầu;
(3) Dự kiến tiến độ thực hiện dự án;
(4) Địa điểm thực hiện dự án, diện tích, mục đích, thời hạn sử dụng đất;
(5) Dự kiến tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất);
(6) Dự kiến tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nhà đầu tư phải nộp;
(7) Các nội dung khác (nếu có).
Sau khi có văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư trúng thầu thì bên mời thầu phải đăng tải thông tin gì lên hê thống mạng đấu thầu quốc gia? (Hình từ Internet)
Sau khi có văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư trúng thầu thì bên mời thầu phải đăng tải thông tin gì lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia?
Căn cứ Điều 57 Nghị định 25/2020/NĐ-CP quy định về việc đăng tải thông tin sau khi có văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư như sau:
Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư
...
4. Sau khi có văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư, bên mời thầu phải đăng tải thông tin về kết quả lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 và khoản 2 Điều 5 Nghị định này; gửi văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư đến các nhà đầu tư tham dự thầu trong thời hạn quy định tại khoản 8 Điều 6 Nghị định này. Nội dung thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư bao gồm:
a) Thông tin quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Danh sách nhà đầu tư không được lựa chọn và tóm tắt về lý do không được lựa chọn của từng nhà đầu tư;
c) Kế hoạch đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng với nhà đầu tư được lựa chọn.
...
Dẫn chiếu Điều 4 Nghị định 25/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm b Khoản 2 Điều 89 Nghị định 35/2021/NĐ-CP) quy định về đăng tải thông tin đấu thầu như sau:
Đăng tải thông tin về đấu thầu
1. Trách nhiệm đăng tải thông tin về đấu thầu lên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia:
...
d) Bên mời thầu có trách nhiệm đăng tải thông tin quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu và thông tin thay đổi về thời điểm đóng thầu (nếu có); thông tin hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất theo quy định tại điểm l khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu.
đ) Nhà đầu tư có trách nhiệm tự đăng tải và cập nhật thông tin về năng lực, kinh nghiệm của mình vào cơ sở dữ liệu nhà đầu tư theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 và điểm k khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu.
...
Dẫn chiếu Điều 5 Nghị định 25/2020/NĐ-CP quy định về thông tin đấu thầu như sau:
Thông tin về đấu thầu
...
2. Đối với thông tin quy định tại các điểm a, d, đ, g, h, i và l khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu, các tổ chức chịu trách nhiệm đăng tải thông tin phải bảo đảm thời điểm đăng tải thông tin không muộn hơn 07 ngày làm việc, kể từ ngày văn bản được ban hành.
...
Từ các quy định trên thì sau khi có văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư trúng thầu thì bên mời thầu phải đăng tải thông tin sau lên hê thống mạng đấu thầu quốc gia:
(1) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
(2) Thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển;
(3) Thông báo mời chào hàng, thông báo mời thầu;
(4) Danh sách ngắn;
(5) Kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
(6) Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;
(7) Văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu;
(8 Danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất;
(9) Thông tin khác có liên quan.
(10) Thông tin thay đổi về thời điểm đóng thầu (nếu có);
(11) Thông tin hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất (nếu có).
Nhà đầu tư được mời đến đàm phán, hoàn thiện hợp đồng nhưng không đến thì nhà đầu tư có được nhận lại bảo đảm dự thầu không?
Căn cứ Điều 58 Nghị định 25/2020/NĐ-CP quy định về đàm phán, hoàn thiện hợp đồng như sau:
Đàm phán, hoàn thiện hợp đồng
1. Căn cứ kết quả lựa chọn nhà đầu tư, nhà đầu tư xếp thứ nhất được mời đến đàm phán, hoàn thiện hợp đồng. Trường hợp nhà đầu tư được mời đến đàm phán, hoàn thiện hợp đồng nhưng không đến hoặc từ chối đàm phán, hoàn thiện hợp đồng thì nhà đầu tư sẽ không được nhận lại bảo đảm dự thầu.
2. Việc đàm phán, hoàn thiện hợp đồng phải dựa trên cơ sở sau đây:
a) Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu;
b) Hồ sơ dự thầu và các tài liệu làm rõ, sửa đổi hồ sơ dự thầu (nếu có) của nhà đầu tư;
c) Hồ sơ mời thầu.
3. Nguyên tắc đàm phán, hoàn thiện hợp đồng:
a) Không tiến hành đàm phán, hoàn thiện hợp đồng đối với các nội dung mà nhà đầu tư đã chào thầu theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
b) Việc đàm phán, hoàn thiện hợp đồng không được làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu.
...
Như vậy, trường hợp nhà đầu tư được mời đến đàm phán, hoàn thiện hợp đồng nhưng không đến hoặc từ chối đàm phán, hoàn thiện hợp đồng thì nhà đầu tư sẽ không được nhận lại bảo đảm dự thầu.
>>> Xem thêm: Tổng hợp trọn bộ các quy định liên quan đến Đấu thầu mới nhất hiện nay Tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?