Sau khi hai vợ chồng ly hôn, ông ngoại có thể ngăn cấm bố đón con về thăm ông bà nội không? Nếu không mà vi phạm thì phạt bao nhiêu tiền?

Sau khi hai vợ chồng ly hôn, con tôi 25 tháng tuổi nên phải để mẹ trực tiếp chăm sóc. Từ khi con về sống với mẹ và ông bà ngoại, ông ngoại cháu không cho phép tôi đến đưa con về thăm ông bà bên nội. Tết tôi xin phép đón con về ăn tết cùng ông bà nội và anh em họ hàng bên nội của cháu nhưng ông ngoại của cháu ngăn cấm. Tôi xin hỏi là liệu việc tôi xin đón cháu về những dịp như vậy là có chính đáng không? Hành vi ngăn cản con cháu được về với gia đình nội của ông ngoại cháu có đúng không? Xin cảm ơn! Câu hỏi đến từ anh T.L ở Long Thành.

Ông ngoại có thể ngăn cấm bố đón con về thăm ông bà nội sau khi hai vợ chồng ly hôn không?

Sau khi hai vợ chồng ly hôn, vợ bạn trực tiếp chăm sóc con 25 tháng tuổi nên được xem là người trực tiếp nuôi con, còn bạn được xem là người không trực tiếp nuôi con theo quy định của pháp luật.

Tại khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
...
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
...
2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Theo điểm g khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 thì "Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau" là hành vi bạo lực gia đình.

Theo đó, nếu việc đưa cháu về thăm ông bà bên nội và đón Tết cùng bên nội là đúng theo thỏa thuận của hai vợ chồng, không cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì việc làm của bạn là hoàn toàn chính đáng để bạn thực hiện quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn của mình theo đúng quy định pháp luật.

Như vậy, ông ngoại không được ngăn cấm bố đón con về thăm ông bà nội sau khi hai vợ chồng ly hôn.

Sau khi hai vợ chồng ly hôn, ông ngoại có thể ngăn cấm bố đón con về thăm ông bà nội không?

Sau khi hai vợ chồng ly hôn, ông ngoại có thể ngăn cấm bố đón con về thăm ông bà nội không? (Hình từ Internet)

Ông ngoại ngăn cấm bố đón con về thăm ông bà nội sau khi hai vợ chồng ly hôn bị xử phạt hành chính như thế nào?

Nếu việc đưa cháu về thăm ông bà bên nội của bạn là chính đáng, hành vi ngăn cản cháu được về với gia đình nội của ông ngoại là một hành vi bạo lực gia đình.

Hành vi này bị xử phạt theo Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình:

Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.

Như vậy, ông ngoại ngăn cấm bố đón con về thăm ông bà nội sau khi hai vợ chồng ly hôn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với việc ông ngoại ngăn cấm bố đón con về thăm ông bà nội sau khi hai vợ chồng ly hôn là bao lâu?

Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định như sau:

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và các điểm a và b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với việc ông ngoại ngăn cấm bố đón con về thăm ông bà nội sau khi hai vợ chồng ly hôn là 01 năm.

Ly hôn Tải về trọn bộ các văn bản Ly hôn hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Có được cưới vợ khác khi đang trong thời gian chờ ly hôn?
Pháp luật
Mẫu đơn ly thân mới nhất năm 2025? Ly thân bao lâu thì ly hôn? Ly thân có được quen người khác được không?
Pháp luật
Vợ chồng sau khi ly hôn nhưng không thỏa thuận được việc trực tiếp nuôi con thì Tòa án ra quyết định gì?
Pháp luật
Con 07 tuổi thì cha mẹ ly hôn phải xem xét nguyện vọng của con đúng không? Mẫu đơn trình bày nguyện vọng của con là mẫu nào?
Pháp luật
Nếu tòa án chấp nhận yêu cầu ly hôn thì nguyên đơn có phải chịu án phí sơ thẩm nữa không? Mức án phí sơ thẩm khi ly hôn là bao nhiêu?
Pháp luật
Có được có quan hệ tình cảm nam nữ với người khác khi đang trong quá tình xử lý đơn ly hôn không?
Pháp luật
Ai sẽ là người trực tiếp nuôi con sau ly hôn trong trường hợp vợ chồng không có thỏa thuận theo quy định?
Pháp luật
Trình tự, thủ tục đơn phương ly hôn? Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ ly hôn thuận tình cần chuẩn bị những giấy tờ nào? Thủ tục ly hôn thuận tình tiến hành ra sao?
Pháp luật
Mẫu đơn kháng cáo ly hôn mới nhất hiện nay? Hướng dẫn cách ghi đơn kháng cáo ly hôn chi tiết như thế nào?
Pháp luật
Ly thân và ly hôn có giống nhau không? Điểm giống nhau và khác nhau giữa ly thân và ly hôn như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ly hôn
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
3,789 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ly hôn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ly hôn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào