Sau khi lập biên bản giao nhận người có hành vi vi phạm hành chính mà xét thấy không đủ căn cứ tạm giữ thì có thể ra quyết định trả tự do cho người đó không?
- Mẫu biên bản giao nhận người có hành vi vi phạm hành chính hiện nay là mẫu nào?
- Biên bản giao nhận người có hành vi vi phạm hành chính phải được lập thành bao nhiêu bản?
- Sau khi lập biên bản giao nhận người có hành vi vi phạm hành chính mà xét thấy không đủ căn cứ tạm giữ thì có thể ra quyết định trả tự do cho người đó không?
Mẫu biên bản giao nhận người có hành vi vi phạm hành chính hiện nay là mẫu nào?
Hiện nay không có quy định cụ thể về biểu mẫu biên bản giao nhận người có hành vi vi phạm hành chính.
Tuy nhiên, tại khoản 3 và khoản 4 Điều 26 Nghị định 142/2021/NĐ-CP có quy định về nội dung phải có trong biên bản như sau:
Giao, nhận người có hành vi vi phạm hành chính
...
3. Biên bản giao, nhận người có hành vi vi phạm hành chính phải ghi rõ các nội dung sau:
a) Họ tên, chức vụ, địa chỉ của cá nhân, tổ chức bên giao và bên nhận người có hành vi vi phạm hành chính;
b) Thời gian lập biên bản (giờ, phút, ngày, tháng, năm);
c) Địa điểm lập biên bản;
d) Họ tên, địa chỉ, số định danh cá nhân, số Căn cước công dân (hoặc số Chứng minh nhân dân nếu còn thời hạn sử dụng) của người có hành vi vi phạm; thời gian, địa điểm thực hiện hành vi vi phạm;
đ) Tình trạng sức khỏe, thái độ của người có hành vi vi phạm;
e) Tang vật, tư trang, tài sản, phương tiện, giấy tờ của họ (nếu có) và những tình tiết khác có liên quan đến việc giao, nhận người vi phạm.
4. Trường hợp có người làm chứng và có người bị thiệt hại do người có hành vi vi phạm hành chính gây ra thì phải ghi rõ trong biên bản:
a) Các nội dung, sự việc mà họ được chứng kiến và những thiệt hại do người có hành vi vi phạm hành chính gây ra;
b) Họ tên, địa chỉ, số định danh cá nhân, số Căn cước công dân (hoặc số Chứng minh nhân dân nếu còn thời hạn sử dụng) của người làm chứng và người bị thiệt hại;
c) Nếu người làm chứng, người bị thiệt hại từ chối ký vào biên bản thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
...
Theo quy định vừa nêu thì trong biên bản giao nhận người có hành vi vi phạm hành chính phải có những nội dung sau:
(1) Họ tên, chức vụ, địa chỉ của cá nhân, tổ chức bên giao và bên nhận người có hành vi vi phạm hành chính;
(2) Thời gian lập biên bản (giờ, phút, ngày, tháng, năm);
(3) Địa điểm lập biên bản;
(4) Họ tên, địa chỉ, số định danh cá nhân, số Căn cước công dân (hoặc số Chứng minh nhân dân nếu còn thời hạn sử dụng) của người có hành vi vi phạm; thời gian, địa điểm thực hiện hành vi vi phạm;
(5) Tình trạng sức khỏe, thái độ của người có hành vi vi phạm;
(6) Tang vật, tư trang, tài sản, phương tiện, giấy tờ của họ (nếu có) và những tình tiết khác có liên quan đến việc giao, nhận người vi phạm.
LƯU Ý: Trong trường hợp việc giao nhận người có hành vi vi phạm hành chính có người làm chứng thì cần bổ sung thêm các thông tin sau:
- Các nội dung, sự việc mà họ được chứng kiến và những thiệt hại do người có hành vi vi phạm hành chính gây ra;
- Họ tên, địa chỉ, số định danh cá nhân, số Căn cước công dân (hoặc số Chứng minh nhân dân nếu còn thời hạn sử dụng) của người làm chứng và người bị thiệt hại;
- Nếu người làm chứng, người bị thiệt hại từ chối ký vào biên bản thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Có thể tham khảo mẫu biên bản giao nhận người có hành vi vi phạm hành chính sau: TẢI VỀ
Sau khi lập biên bản giao nhận người có hành vi vi phạm hành chính mà xét thấy không đủ căn cứ tạm giữ thì có thể ra quyết định trả tự do cho người đó không? (Hình từ Internet)
Biên bản giao nhận người có hành vi vi phạm hành chính phải được lập thành bao nhiêu bản?
Căn cứ khoản 5 Điều 26 Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định về số lượng biên bản giao nhận người có hành vi vi phạm hành chính phải lập như sau:
Giao, nhận người có hành vi vi phạm hành chính
...
5. Biên bản giao, nhận người có hành vi vi phạm hành chính phải được lập thành 02 bản và đọc lại cho mọi người tham gia ký biên bản cùng nghe; bên nhận giữ 01 bản, bên giao giữ 01 bản.
Theo đó, biên bản giao nhận người có hành vi vi phạm hành chính phải được lập thành 02 bản, bên nhận giữ 01 bản và bên giao giữ 01 bản.
Sau khi lập biên bản giao nhận người có hành vi vi phạm hành chính mà xét thấy không đủ căn cứ tạm giữ thì có thể ra quyết định trả tự do cho người đó không?
Căn cứ khoản 2 Điều 26 Nghị định 142/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Giao, nhận người có hành vi vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính tiến hành lập biên bản giao, nhận người có hành vi vi phạm hành chính với tổ chức, cá nhân áp giải người vi phạm hành chính hoặc phân công cho người đang thi hành nhiệm vụ tiến hành lập biên bản giao, nhận người có hành vi vi phạm hành chính.
2. Ngay sau khi lập biên bản giao, nhận người có hành vi vi phạm hành chính, nếu xét thấy phải tạm giữ người vi phạm theo thủ tục hành chính, người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải ra ngay quyết định tạm giữ.
Trường hợp không đủ căn cứ hoặc xét thấy không cần thiết phải áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính thì người có thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải ra quyết định trả tự do ngay cho người đó và trả lại tư trang, tài sản, phương tiện, giấy tờ (nếu có) cho họ nếu các tư trang, tài sản, giấy tờ này không thuộc diện bị áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
...
Như vậy, sau khi lập biên bản giao nhận người có hành vi vi phạm hành chính mà xét thấy không đủ căn cứ tạm giữ thì người có thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải ra quyết định trả tự do ngay cho người đó.
Đồng thời, người có thẩm quyền tạm giữ người phải trả lại tư trang, tài sản, phương tiện, giấy tờ (nếu có) cho người vi phạm nếu các tư trang, tài sản, giấy tờ này không thuộc diện bị áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền giám sát việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương? Nguyên tắc hoán đổi trái phiếu?
- Ngày 7 tháng 12 là ngày gì? Ngày 7 tháng 12 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 7 tháng 12 có sự kiện gì trên thế giới?
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?
- Biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu? Nội dung kiểm tra gồm những gì?
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?